Giải pháp khôi phục cây sầu riêng sau hạn và xâm nhập mặn

(THTG) Ngày 08-60, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang phối hợp UBND huyện Cai Lậy tổ chức hội thảo “Giải pháp khôi phục cây sầu riêng sau hạn, xâm nhập mặn”. Tham dự có gần 300 nông dân chuyên canh sầu riêng các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành và Thị xã Cai Lậy.

vlcsnap-2020-06-08-14h36m01s664

vlcsnap-2020-06-08-14h34m56s574

Quang cảnh  hội nghị “Giải pháp khôi phục cây sầu riêng sau hạn, xâm nhập mặn”. Ảnh: Quế Ngân

Sầu riêng là một trong những loại cây ăn trái đặc sản của tỉnh Tiền Giang, với diện tích hơn 13.500 hecta (chiếm 14,7% diện tích cây ăn trái toàn tỉnh), sản lượng thu hoạch mỗi năm hơn 277.000 tấn. Mùa khô năm 2019 – 2020, hạn mặn gay gắt, kéo dài đã ảnh hưởng đến diện tích vườn chuyên canh sầu riêng trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có gần 4.800 hecta sầu riêng bị thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi kinh tế của nông dân.

vlcsnap-2020-03-11-09h19m40s246

vlcsnap-2020-03-11-09h20m42s720

Người dân trữ nước ngọt để tưới sầu riêng. Ảnh: Lê Thi

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Viện cây ăn quả miền Nam và Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam đã hướng dẫn các biện pháp cải tạo đất và phục hồi cây sầu riêng sau hạn mặn. Nông dân tham dự hội thảo đã trực tiếp trao đổi với các cơ quan chức năng về giải pháp ngăn mặn, trữ ngọt trong điều kiện xâm nhập mặn gay gắt, kéo dài, giải pháp cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, phục hồi cây trồng sau hạn mặn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sầu riêng trong điều kiện hạn mặn phức tạp, kéo dài…

Hội thảo đã đánh giá thực tế ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn đối với diện tích vườn chuyên canh sầu riêng, cung cấp kiến thức để nông dân khôi phục sản xuất kịp thời và hiệu quả, đảm bảo nguồn lợi kinh tế từ loại cây trồng chủ lực của địa phương.

Quế Ngân