*** Có 53 thí sinh tham gia Hội thi Giảng viên lý luận chính trị và Báo cáo viên, Tuyên truyền viên giỏi năm 2024 do Ban Tuyên giáo Tỉnh Tiền Giang tổ chức. * Cây sả là nguồn thu nhập quan trọng của hơn 2.200 hộ ở huyện cù lao Tân Phú Đông. * Trung tâm Văn hóa tỉnh Tiền Giang tổ chức chương trình “Dạ khúc tri âm” tại Rạp hát Thầy Năm Tú. * Đồn Biên phòng Phú Tân – Bộ đội Biên phòng Tiền Giang tổng kết công tác năm 2024, triển khai nghị quyết năm 2025. * Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành triển khai nhiều chương trình giúp hội viên Phụ nữ khởi nghiệp. * Công an Tiền Giang đăng cai hội nghị tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc cụm số 11. * Hội Nông dân huyện Gò Công Tây tổ chức ký kết hợp tác với Ngân hàng Kiên Long tổ chức các chương trình cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. * Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cai Lậy tổ chức phiên họp cuối năm đánh giá công tác quân sự quốc phòng địa phương năm 2024. * UBND huyện Cai Lậy tổ chức Hội nghị lấy ý kiến quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. * Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương thành phố Mỹ Tho. * Hội hoa Xuân thành phố Mỹ Tho diễn ra từ ngày 18-1 đến ngày 28-1, tức từ ngày 19 đến ngày 29 tháng Chạp. * Theo kế hoạch có 500 lô tham gia trưng bày và buôn bán hoa kiểng các loại. * Xã Mỹ Hạnh Trung thị xã Cai Lậy tổ chức giải tỏa hành lang an toàn giao thông của các hộ buôn bán lấn chiếm lộ giới. * Trào ngược dạ dày cần biết cách phòng để tránh biến chứng nguy hiểm. * Thành phố Hồ Chí Minh thông xe cầu Rạch Đĩa kinh phí 500 tỷ đồng nối quận 7 với huyện Nhà Bè. * Cựu vô địch bóng chuyền quốc gia Nguyễn Thanh Nhàn đột ngột qua đời ở tuổi 32. * Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy điều hòa. * Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế từ chối trả thưởng giải Đặc biệt đối với 1 tờ vé số bị rách. * Kiên Giang: 1 bé gái bán vé số ế bị mẹ nuôi tạt nước sôi, công an mời người mẹ làm việc. * Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt báo cáo tác động môi trường dự án Hồ chứa nước Ka Pét ở tỉnh Bình Thuận. * Nhiều người có bảo hiểm Y tế nhưng phải cắn răng khám dịch vụ. * Hôm nay Quốc Vương Campuchia đến Việt Nam. * Miền Trung giảm mưa, miền Bắc vẫn rét, có nơi dưới 10 độ C. * Lại xảy ra tai nạn, tạm đóng cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại nút giao Quốc lộ 1. * Số người bị ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu tăng lên 200 người. * Một Công ty Logistics ở TP.HCM nhận là chủ của 3 bồn chứa trôi dạt vào bờ biển Quảng Ngãi. * Tình báo Mỹ nói nguy cơ leo thang hạt nhân bị thổi phòng. * Hàn Quốc bắt tay Ukraine đối phó mối đe dọa từ hợp tác quân sự Nga – Triều Tiên. * Các ứng viên nội các của ông Trump bị đe dọa đánh bom. * Tình báo Đức dự báo Nga tấn công NATO. * Trung Quốc thả 3 người Mỹ. * Đài Loan tập trận Phòng không trước lúc lãnh đạo dự kiến ghé Mỹ. * Phó Tổng thống Philippines bị thay đổi Đội cận vệ sau khi Tổng thống bị dọa ám sát.

Giảm số năm đóng bảo hiềm xã hội để hưởng lương hưu?

Luật BHXH sửa đổi lần này được kỳ vọng sẽ có những giải pháp, đột phá để thực hiện được lộ trình cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân

 Người nghỉ hưu thường đồng hành với bệnh tật, không có thu nhập khác, sức lao động cạn dần, mức sống bị giảm do đồng tiền bị trượt giá; cuộc sống rất khó khăn. Trong khi đó, năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên những người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH không được tăng lương. Bên cạnh đó, số người không tham gia BHXH khi về già sẽ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng cho an sinh xã hội. Do đó, điều cần hướng tới là làm sao để người lao động tham gia BHXH có thể duy trì thời gian đóng BHXH để về già có sổ hưu và không hưởng trợ cấp BHXH một lần.

Để làm được điều đó, một mặt phải tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích của lương hưu, không chỉ ở khoản lương hằng tháng mà còn là bảo hiểm y tế khi họ về già. Vì thế, quy định để người lao động có thêm cơ hội có lương hưu bằng cách giảm thời gian tham gia BHXH tối thiểu, thay vì phải đóng tối thiểu 20 năm thì có thể giảm xuống 15 năm, 10 năm như nhiều nước đang làm là điều hợp lý và khuyến khích người lao động tham gia. Việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội là vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm kịp thời hỗ trợ khó khăn cho người nghỉ hưu, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu ở các thời kỳ. Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng đang hướng đến tạo cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề này.

“Siết” điều kiện hưởng BHXH một lần

Đánh giá về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), ông Phạm Minh Huân- nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, các đề xuất chủ yếu tập trung vào “những điều chưa làm được”, chứ không phải giải quyết “vấn đề đang tồn tại”. Đáng chú ý, một số chính sách mới được đề ra lần này đứng trước nhiều thách thức trong thực hiện. Đơn cử như việc giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu là xu thế của nhiều quốc gia, song Chính phủ thường có chính sách đi kèm như tạo thu nhập cao, việc làm bền vững, hỗ trợ BHXH tự nguyện..

Bên cạnh đó, mức hưởng bao nhiêu cũng phải tính toán, bởi Luật hiện hành quy định đóng tối thiểu 20 năm, hưởng thấp nhất 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; nếu rút ngắn còn 10-15 năm, mức hưởng có thể chỉ còn trong khoảng 20%-25%, dẫn đến lương hưu chỉ trên dưới 1 triệu đồng thì cũng khó đảm bảo cuộc sống cho NLĐ.

Hay việc “siết chặt” điều kiện hưởng BHXH một lần. Năm 2015, khi sửa đổi Luật BHXH, Ban soạn thảo từng đề xuất hạn chế nhận BHXH một lần tại Điều 60, nhưng chưa thực hiện được vì công nhân tại một số địa phương phản ứng, Chính phủ sau đó phải kiến nghị Quốc hội sửa đổi quy định này theo hướng để NLĐ tự chọn hưởng BHXH một lần hoặc bảo lưu để đóng tiếp nếu có điều kiện. “Sửa Luật để mở rộng diện bao phủ, tiến tới BHXH toàn dân, tăng số người được hưởng lương hưu là điều cần thiết. Song sẽ là thách thức lớn, khi chính sách BHXH còn nhiều bất cập, tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam quá nhanh”- ông Huân nhấn mạnh.

Giảm số năm đóng bảo hiềm xã hội để hưởng lương hưu? - Ảnh 1.

Cũng theo ông Huân, khi sửa Luật BHXH, nên khởi động lại quy định hạn chế nhận BHXH một lần. Theo đó, trong phần đóng vào quỹ BHXH (NLĐ 8%, chủ SDLĐ 18%) thì NLĐ có thể rút 8% đã đóng; phần còn lại do DN đóng sẽ giữ lại trong quỹ BHXH để sau này chi trả khi họ đến tuổi hưu. Điều kiện cụ thể ra sao và tuyên truyền thế nào để NLĐ đồng thuận, tránh lặp lại “vết xe đổ” của Điều 60 như 6 năm trước hay như bài học Chính sách 176 “về một cục” cũng còn đó. NLĐ muốn rút BHXH một lần mua ô tô để đầu tư cho cuộc sống chẳng hạn, là việc lúc trẻ, còn về già thì sao? Chính sách cần nhìn đến đoạn họ không còn làm việc được nữa, ốm đau, bệnh tật, không có lương hưu, Nhà nước sẽ phải chi trả bằng trợ cấp xã hội. Mức trợ cấp xã hội hiện hành vài trăm nghìn đồng trông “có vẻ ít”, nhưng hàng triệu người dồn lại là gánh nặng lớn mà Nhà nước phải lo; chưa kể trên 60% người già Việt Nam hiện không có lương hưu.

“Như ý kiến than thở nhiều người già không có lương hưu, nhưng không tham gia lấy đâu ra lương hưu. Nhà nước chỉ hỗ trợ, NLĐ phải cùng lo việc này” – ông Huân cho hay.

Cũng theo ông Lợi, người dân lo ngại việc Dự thảo “làm khó” việc nhận BHXH một lần là không đáng vì chính sách BHXH một lần không mất được. Ví như, người ốm đau bệnh tật, di chuyển ra nước ngoài… không tham gia được nữa thì bắt buộc phải được giải quyết. Nhóm đối tượng nhận BHXH một lần là nhóm đặc thù, cần thiết.

Cân bằng mức đóng – hưởng

Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam trên 2.700 USD chưa phải mức cao. Song “chiếc bánh” thu nhập vẫn cần phải chia phần cho chi tiêu hiện tại và để dành khi về già. Muốn NLĐ đảm bảo được cuộc sống thì phải nâng thu nhập trung bình lên bằng mở rộng sản xuất, tạo việc làm bền vững; đồng thời cần minh bạch đóng- hưởng BHXH. “Trong khu vực chính thức vẫn phải duy trì tăng mức đóng trên cơ sở tăng mặt bằng tiền lương, nghĩa là cải cách BHXH phải đi đôi với cải cách tiền lương. Tỷ lệ bao phủ BHXH bắt buộc mới được 30% thì khó gọi là an sinh xã hội. Về lâu dài, cần kéo lao động khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, tiến tới đóng BHXH bắt buộc và Nhà nước hỗ trợ một phần cho những người có mức đóng thấp”- ông Huân chia sẻ.

Về mức đóng BHXH, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng cơ quan quản lý nhà nước phải làm sao để mức đóng đạt mức 70% tổng thu nhập tiền lương, theo quy định của pháp luật về lao động và nghị quyết của Trung ương.

“Tiền lương phải đúng ý nghĩa tiền lương, phần cứng phải cao hơn phần mềm, chứ không như hiện nay phần mềm đang lớn hơn phần cứng, không phản ánh đúng bản chất của tiền lương. Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động phải bằng 70%, 30% là các khoản phụ cấp. Khi đóng BHXH phải đóng 70% mức thực chất tiền lương thực nhận để mức đóng vào quỹ BHXH cao lên, mức nhận cũng cao lên” – ông Lợi nói.

Về ý nghĩa của việc nhận nhiều – đóng nhiều, ông Lợi cho rằng quan trọng nhất còn là để giảm mất cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn. Việc này cũng bổ trợ để giảm dần thời gian đóng từ 20 năm xuống 15 năm và có thể xuống 10 năm.

Giảm số năm đóng bảo hiềm xã hội để hưởng lương hưu? - Ảnh 2.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Huân nhấn mạnh: “Lương hưu cũng hiểu là cân bằng mức đóng – hưởng. Việc có thể nhận lương hưu sau 10 năm đóng BHXH là có thể nhưng mức lương nhận được sẽ rất thấp. Người đóng thấp vẫn nên cho hưởng lương hưu, dù thấp, thay vì hưởng BHXH một lần vì trả 1 cục họ sẽ tiêu hết, sau này cuộc sống bấp bênh”.

Về việc giảm thời gian có thể hưởng BHXH trong Dự thảo, ông Lợi nêu quan điểm nếu giảm thời gian phải dựa trên mức đóng cao hơn để cân bằng quỹ. Gốc rễ quy định thời gian đóng là muốn nhiều người tham gia BHXH và không vội vã lấy BHXH 1 lần ra để ăn ngay.

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cũng cho rằng, đề xuất nêu trên đưa ra là nhân văn, bởi thực tế, nhiều NLĐ tham gia đóng BHXH muộn, khi đến tuổi về hưu mà số năm đóng BHXH chưa đủ thì nên được giải quyết để về hưu vì có thể họ đã không còn đủ sức khỏe để lao động. Giảm số năm đóng BHXH về hưu còn tạo ra động lực, khuyến khích lao động tham gia BHXH nhiều hơn. “Tuy nhiên, nếu thời gian đóng BHXH ngắn, thì mức lương hưu cũng sẽ rất thấp. Do đó, ban soạn thảo luật cần phải tính toán, nghiên cứu kỹ số năm đóng và số năm hưởng để đưa ra công thức tính lương hưu cho phù hợp”. Hiện tại, dự thảo đang được lấy ý kiến các bộ, ngành, các chuyên gia và tầng lớp nhân dân, Bộ LĐ-TB&XH tổng hợp ý kiến để trình Chính phủ dự kiến vào tháng 7 tới. Dự thảo sửa đổi luật sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua trong các kỳ họp năm 2022 và 2023.
Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*