*** Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo, VNPT và Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang phối hợp khai mạc Chương trình Đường đến vinh quang mùa thứ 15, năm học 2024 – 2025. * Báo Ấp Bắc phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang trao học bổng Chắp cánh ước mơ cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. * Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang do ông Phạm Văn Trọng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phó Trưởng ban chỉ đạo thường trực chủ trì cuộc họp, thảo luận và bỏ phiếu thống nhất đề xuất Trung ương công nhận huyện Gò Công Đông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. * Thành phố Mỹ Tho đạt giải Nhất giải Bóng đá thanh niên do Tỉnh đoàn Tiền Giang phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tổ chức. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang kiểm tra công tác mặt trận tại huyện Chợ Gạo năm 2024. * Huyện Cai Lậy thúc đẩy công tác chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt. * Hội Chữ thập đỏ huyện Gò Công Tây tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 100 người dân ở xã Đồng Thạnh. * Huyện Tân Phước tổ chức Giải việt dã truyền thống lần thứ 27. * Trung ương khảo sát xếp loại đơn vị hành chính cấp huyện tại thành phố Gò Công và cấp xã tại An Hữu huyện Cái Bè. * Mạo danh shipper giao hàng lừa đảo ngày càng tinh vi. * Huế khẩn cấp cho học sinh nghỉ học do mưa lớn làm nước trên các sông dâng cao. * Đà Nẵng: Bắt quả tang 2 xe đầu kéo chở hàng siêu trường vi phạm, phạt 148 triệu đồng. * Khai trừ Đảng một Phó Chủ tịch xã ở Đồng Nai nhận tiền làm sổ đỏ. * Quốc hội xem xét “siết” quảng cáo của nghệ sĩ và KOL. * Giá vé xe Tết về miền Tây tăng không quá 40%. * Lãi suất liên ngân hàng đạt đỉnh 19 tháng. * Một doanh nghiệp thủy điện chi hàng trăm tỷ đồng cho cổ đông. * Số ca mắc sốt xuất huyết ở thành phố Hồ Chí Minh cao nhất khu vực phía Nam. * Giám đốc Xuyên Việt Oil bị đề nghị 30 năm tù. * Từ 25-11 đến 1-12 diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử Quốc gia và 60 giờ mua sắm trực tuyến. * Các đơn vị chức năng vào cuộc xem xét vụ Đàm Vĩnh Hưng hát ở hải ngoại khi đang bị cấm diễn. * Lại phát hiện cả ngàn viên ma túy trôi dạt vào bờ biển Quảng Ngãi. * Hà Nội: Xe máy lao xuống mương, 4 người ở huyện Chương Mỹ thiệt mạng. * Nổ mìn, xẻ núi làm đường cao tốc lên tới Hà Giang. * Huy động gần 47.000 tỷ đồng từ vốn tư nhân để làm đường Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh. * Máy bay Nga bốc cháy dữ dội tại sân bay Thổ Nhĩ Kỳ. * Mảnh vỡ tên lửa siêu vượt âm của Nga tràn lan ở Ukraine. * Cố vấn an ninh của ông Trump tiết lộ kế hoạch giải quyết xung đột Nga – Ukraine. * Mỹ và Nhật Bản lập kế hoạch phóng tên lửa đề phòng Đài Loan có biến. * Hàng ngàn căn nhà cháy rụi tại Thủ đô Manila của Philippines. * Sau lính Triều Tiên, đến lượt lính Yemen sang Nga để tham gia đánh Ukraine.

Hà Giang: Bảo tồn và phát triển giống ong nội địa phương

Để thực hiện phương pháp bảo tồn tại chỗ giống ong nội tại 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhân nuôi giống ong nội hiện có tại 4 huyện Cao nguyên đá; tuyệt đối không cho nhập các giống ong khác đến vùng này.

Một mô hình nuôi ong mật Bạc hà trên Cao nguyên đá Đồng Văn. (Ảnh: Văn Phú)

Tính đến thời điểm cuối năm 2016, trên địa bàn Hà Giang đã có 34.093 đàn ong và sản lượng mật đạt 193,02 tấn. Trong đó, đàn ong được nuôi chủ yếu tập trung tại 4 huyện Cao nguyên đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ là 20.983 đàn (chiếm trên 61,5% tổng số đàn ong của toàn tỉnh) và sản lượng mật đạt 104,49 tấn. Giống ong nuôi tại 4 huyện Cao nguyên đá thuộc giống ong nội địa phương.

Nhằm bảo tồn và phát triển giống ong nội, còn gọi là ong châu Á (tên khoa học Apis cerama) quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; tập trung phát triển giống ong nội tại vùng Cao nguyên đá Đồng Văn; ngăn chặn việc đưa các giống ong từ nơi khác vào khu vực bảo tồn trên cơ sở quy định của pháp luật; bảo vệ, phát triển và quảng bá Chỉ dẫn địa lý sản phẩm Mật ong Bạc hà huyện Mèo Vạc trên Cao nguyên đá Đồng Văn; phát triển diện tích cây hoa Bạc hà phù hợp với số lượng đàn ong trong những năm tiếp theo, ngày 19/7/2017, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch số 206/KH – UBND về Bảo tồn và phát triển giống ong nội tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, giai đoạn 2017 – 2020.

Khu vực bảo tồn giống ong nội tại Hà Giang được xác định tại 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ.

Phương pháp bảo tồn, sẽ sử dụng phương pháp bảo tồn tại chỗ; bảo tồn giống ong nội trong môi trường sống đã được hình thành và phát triển các đặc điểm của giống ong nội này. Do vậy, để thực hiện phương pháp bảo tồn tại chỗ giống ong nội tại 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhân nuôi giống ong nội hiện có tại 4 huyện Cao nguyên đá. Tuyệt đối không cho nhập các giống ong khác đến vùng này.

Đối với công tác quản lý khu vực bảo tồn giống ong nội, huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến các thôn bản trong công tác quản lý đàn ong tại 4 huyện Cao nguyên đá Đồng Văn; ngăn chặn các tổ chức, cá nhân mang ong từ nơi khác đến khu vực bảo tồn thông qua các qui định của pháp luật; thông qua việc xác định các điểm đặt thùng ong tại các xã, thị trấn để quản lý việc phát triển và quản lý việc đưa ong từ các tỉnh khác đến khu vực bảo tồn giống ong nội; thực hiện ký cam kết giữa các hộ dân với chính quyền địa phương chỉ phát triển giống ong nội.

UBND 4 huyện vùng Cao nguyên đá chỉ đạo các lực lượng chức năng, chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp mang ong từ nơi khác đến khu vực bảo tồn; tăng cường công tác quản lý, kiểm soát thị trường, có chế tài xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng quảng bá hàng nhái, hàng kém chất lượng làm giảm uy tín, gây ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm Mật ong Bạc hà Mèo Vạc; tổ chức in tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc cấp cho các doanh nghiệp, HTX sử dụng Chỉ dẫn địa lý sản phẩm Mật ong Bạc hà Mèo Vạc…

Nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn giống ong nội địa phương, trong giai đoạn 2017 – 2020, tỉnh Hà Giang sẽ vận dụng linh hoạt các qui định của pháp luật để quản lý và ngăn chặn việc đưa các giống ong ở nơi khác vào khu vực bảo tồn; thành lập Ban chỉ đạo, các tổ kiểm soát lưu động cấp huyện, xã; triển khai cắm biển thông báo và xác định các điểm đặt thùng ong; tổ chức ký cam kết với các hộ nuôi ong; hỗ trợ lãi suất tiền mua con giống và phát triển cây hoa Bạc hà; trong năm 2017 sẽ ban hành qui trình trồng và chăm sóc cây hoa Bạc hà; xác định các chỉ tiêu, thành phần dinh dưỡng, hóa học, khai thác Chỉ dẫn địa lý Mật ong Bạc hà; khuyến khích các doanh nghiệp, các HTX sử dụng, khai thác chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà Mèo Vạc đăng ký mã vạch và truy suất nguồn gốc đối với sản phẩm mật ong Bạc hà.

Để thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn giống ong nội, hàng năm các cơ quan chuyên môn của Hà Giang sẽ triển khai tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi, tạo chúa, tách đàn, phòng chống dịch bệnh, phòng chống hiện tượng ong bốc bay, kỹ thuật khai thác và bảo quản mật, nhất là kỹ thuật tạo chúa nhằm nhân đàn phục vụ cho sản xuất giống; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm mở rộng diện tích cây hoa Bạc hà trong tự nhiên cũng như gieo trồng đến toàn thể nhân dân nói chung và các hộ nuôi ong nói riêng tại 4 huyện Cao nguyên đá Đồng Văn.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Để bảo tồn và phát triển giống ong nội, các ngành chức năng cần tăng cường phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp, các HTX đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm mật ong Bạc hà; khuyến khích các doanh nghiệp, các HTX sử dụng, khai thác chỉ dẫn địa lý, đăng ký mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm mật ong Bạc hà. Đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện và áp dụng Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ giảm thủy phần nâng cao chất lượng, giá trị mật ong Bạc hà trên Cao nguyên đá Đồng Văn”./.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*