*** Tỉnh Đoàn Tiền Giang tổng kết và trao giải cuộc thi Ý tưởng giao thông thông minh. * Ban Tổ chức chọn ra 7 tập thể và 11 cá nhân để trao giải. * Thành Đoàn Mỹ Tho xuất sắc giành giải Nhất tập thể. Nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu xuất sắc giành giải nhóm, cá nhân. * Thị xã Cai Lậy có 3 nhãn hiệu lạp xưởng được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. * Đến thời điểm này, tỉnh Tiền Giang có 135/135 xã được công nhận xã nông thôn mới; 58 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao; 10 xã được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu; Toàn tỉnh có 7/11 huyện được công nhận huyện nông thôn mới gồm: Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành và Tân Phước. * Huyện Cái Bè công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Mỹ Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang tặng mái ấm Công đoàn cho công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Cái Bè. * Trường Chính trị Tiền Giang làm lễ bế giảng lớp Trung cấp chính trị và trao bằng tốt nghiệp cho 70 học viên hệ không tập trung. * Huyện Gò Công Đông tổng kết công tác bầu cử Trưởng ấp, khu phố. * Viện Cây ăn quả Miền Nam đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất. * Huyện ủy Gò Công Tây tổ chức Hội nghị đánh giá công tác Đảng cuối năm. * Huyện Cai Lậy thẩm định xét công nhận thị trấn Bình Phú đạt chuẩn Đô thị văn minh. * Công an huyện Tân Phước khởi tố 15 đối tượng đá gà ăn thua bằng tiền. * Ban Chỉ huy quân sự huyện Tân Phú Đông tổ chức khám sức khỏe cho thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự năm 2025. * Huyện Tân Phước biểu dương người cao tuổi tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. * Thư viện Khoa học thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành sàn diễn thời trang. * Công an thành phố Hồ Chí Minh mời làm việc thanh niên đập ngã xe máy của người đang chở hàng. * Công an xử phạt tiền, tước bằng lái tài xế xe khách dừng đón khách giữa quốc lộ 26 và bắt ký cam kết. * Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố đề tham khảo đề thi đánh giá năng lực 2025. * Bộ Chính trị và Ban Bí thư kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ - Nguyên Chủ tịch Quốc hội và ông Nguyễn Văn Thể - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. * Thái Lan xin lỗi người hâm mộ và chúc mừng đội tuyển nữ Việt Nam. * Quân đội Mỹ tuyên bố sẳn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân. * Nga dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung tấn công Ukraine. * Lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân. * IAEA thông qua nghị quyết về Iran giữa lúc phương T6ay thúc đẩy Tehran tới đàm phán. * Nhân viên an ninh Đại sứ quán Mỹ tại Na Uy bị bắt vì bị nghi làm gián điệp. * Rơi máy bay huấn luyện ở Morocco, 2 phi công tử nạn. * NATO phản ứng mạnh sau vụ Nga nả tên lửa vào Ukraine.

Hiểm họa từ loài ngoại lai xâm hại

Một báo cáo mới công bố hôm 4-9 cho thấy loài ngoại lai xâm hại khiến nhiều thực vật và động vật bị tuyệt chủng, đe dọa an ninh lương thực, đồng thời làm trầm trọng thêm thảm họa môi trường toàn cầu.

Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ Liên Hiệp Quốc về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái (IPBES), loài ngoại lai xâm hại gây thiệt hại cho thế giới ít nhất 423 tỉ USD mỗi năm nhưng nhiều chuyên gia nhận định con số này trong thực tế có thể còn cao hơn nhiều.

Báo cáo cho rằng hoạt động của con người – thường thông qua du lịch hoặc thương mại toàn cầu – đang khiến các loài động vật, thực vật và sinh vật khác xuất hiện ở những khu vực mới với “tốc độ nhanh chưa từng có”.

Ước tính có khoảng 200 loài ngoại lai mới được ghi nhận mỗi năm. Báo cáo đã ghi nhận hơn 37.000 loài ngoại lai xuất hiện cách xa xuất xứ của chúng.

Trong số này, khoảng 3.500 loài bị xem là có hại, trở thành mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng bằng cách phá hủy mùa màng, xóa sổ các loài bản địa, gây ô nhiễm đường thủy, lây lan dịch bệnh và là mầm mống cho những thảm họa thiên nhiên tàn khốc.

Hiểm họa từ loài ngoại lai xâm hại - Ảnh 1.

Một con cóc mía bên trong chiếc túi nhựa sau khi được đưa ra khỏi bẫy ở TP Darwin – Úc Ảnh: REUTERS

Chẳng hạn như, theo kênh Al Jazeera, Úc đã nỗ lực tiêu diệt cóc mía trong nhiều năm nhưng không có kết quả.

Loài này có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ, lần đầu tiên được đưa vào bang Queensland năm 1935 để kiểm soát bọ cánh cứng phá hoại mía. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng trốn vào vùng hoang dã và trở nên không thể kiểm soát.

Trong khi đó, ong bắp cày sát thủ được cho là đến Mỹ từ châu Á, có thể tàn phá toàn bộ tổ ong mật chỉ trong một cuộc tấn công.

Báo cáo cũng nói đến những loài ngoại lai xâm hại khác, như lục bình làm tắc nghẽn các hồ và sông ở châu Phi, cá sư tử ảnh hưởng đến nghề cá địa phương ở vùng Caribe, muỗi lây lan các bệnh như sốt xuất huyết, bệnh Zika, sốt rét và virus Tây sông Nile đến các vùng mới.

Báo cáo IPBES kết luận việc mở rộng kinh tế, tăng dân số và biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tần suất và mức độ xâm lấn sinh học cũng như tác động của các loài ngoại lai xâm hại. Vấn đề là hiện chỉ mới có 17% quốc gia có luật hoặc quy định để đối phó mối đe dọa này.

Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có sự can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự lây lan và tác động của chúng, tổng số loài ngoại lai xâm hại trên thế giới vào năm 2050 sẽ cao hơn 1/3 so với năm 2005.

Theo báo cáo, việc ngăn chặn sinh vật mới đến những khu vực mới là cách tốt nhất để kiểm soát mối đe dọa trên, như cần biện pháp kiểm soát nhập khẩu nghiêm ngặt và hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện và ứng phó với sinh vật ngoại lai.

Báo cáo cũng thúc giục các nước chung tay giải quyết vấn đề này. Trước mắt, một hiệp ước toàn cầu nhằm bảo vệ đa dạng sinh học được ký kết ở TP Montreal – Canada vào tháng 12-2022 đã đặt mục tiêu giảm một nửa tốc độ lan rộng của loài ngoại lai xâm hại vào năm 2030.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*