Hội nghị qui hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề – đề án xây dựng di dời các trường đại học, cao đẳng vùng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
( THTG) Ngày 7/6, phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị trực tuyến qui hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề- đề án xây dựng di dời các trường đại học, cao đẳng vùng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tại Tiền Giang, ông Phan Văn Hà - phó chủ tịch UBND tỉnh TG và lãnh đạo các sở ngành tham dự hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, 10 năm qua thực hiện qui hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đã phát triển rộng khắp trên toàn quốc, số trườngnghề tăng 2,71 lần, số trung tâm dạy nghề tăng 5,4 lần; xóa được tình trạng không có trường dạy nghề trên địa bàn ở 15 tỉnh và không có trung tâm dạy nghề tại 40 tỉnh… Hiện ở Tiền Giang, có 1 trường ĐH, 2 trường CĐ, 4 trường trung cấp nghề, 7 trung tâm dạy nghề.
Tuy nhiên, báo cáo tại hội nghị cũng cho thấy, việc phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trong thời gian vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của xã hội, yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực có tay nghề ở các cấp phục vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực VN thời kỳ 2011- 2020, theo đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo theo cấp trình độ cao đẳng đến năm 2020 là 1.800 triệu người đạt tỷ lệ 5,2%, trung cấp nghề là 9 triệu người đạt tỷ lệ 26,2%, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 23.600 triệu người đạt tỷ lệ 68,6%. Theo đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đào tạo nghề đến năm 2015 là 3.310 triệu ngườilao động qua đào tạo đạt 30%, đến năm 2020 là 5.230 triệu lao động qua đào tạo nghề đạt 42%.
Theo phân bố mạng lưới cơ sở dạy nghề theo vùng kinh tế- xã hội đến năm 2020, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển thêm 16 trường ĐH và 20 trường cao đẳng tập trung vào các ngành nghề y tế, nông nghiệp, kỹ thuật….bình quân mỗi tỉnh sẽ có thêm 3 trường ĐH và CĐ, tuy nhiên mỗi tỉnh, thành phải nghiên cứu, rà soát lại cơ cấu ngành nghề, nhu cầu học nghề của người lao động để xây dựng đào tạo phát triển theo đúng định hướng, tránh lãng phí, gắn với điều kiện thực tế của từng địa phương.
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.