Kenya ngăn chặn bệnh sốt rét bằng việc trồng cây
Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền Nairobi nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh sốt rét và mang đến nguồn thu nhập mới cho nông dân.
Trong hơn 1 thập niên qua, các nhà khoa học làm việc tại Trung tâm quốc tế về sinh lý côn trùng và sinh thái (ICIPE) có trụ sở ở Nairobi đã sản xuất nhiều sản phẩm chống muỗi làm từ cây ocimum.
Theo chương trình được phát động, nông dân ở các vùng xa xôi hẻo lánh của Kenya được khuyến khích trồng cây ocimum thay vì thu hoạch lá của chúng. Với 10 kg lá bán được, họ thu về khoảng 1 USD. Do đó, việc canh tác loại cây này còn góp phần bảo tồn những khu rừng nhiệt đới.
Cây ocimum mất 4 tháng để trưởng thành và lá của chúng có thể được thu hoạch quanh năm. Sau khi thu hoạch, lá cây được đưa đến nhà máy xử lý để sản xuất dầu ocimum tinh chất. Dầu này được dùng để sản xuất các sản phẩm chống muỗi như nến chống muỗi. Nhà nghiên cứu Icipe cho biết: “Bạn chỉ cần đốt nến trong vòng 10 phút ở trong phòng, sau đó bạn tắt nến đi. Mùi của ngọn nến sẽ lưu lại trong phòng trong vòng 6 tiếng. Đó là khoảng thời gian mùi của ngọn nến sẽ đầu lùi muỗi trước khi bạn đi ngủ. Vì vậy với một cây nến, thì thời gian bạn chống muỗi lên đến 48 giờ đồng hồ”.
Hiện có hàng trăm nông dân tham gia chương trình trồng cây ocimum. Bệnh sốt rét do muỗi anephen cái lây lan. Đây là bệnh điển hình ở miền Tây Kenya và hơn 100 quốc gia khác. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể tử vong. Việc sử dụng màn hay phun xịt thuốc chống muỗi trong nhà sẽ giúp tránh được muỗi mang bệnh. Với các sản phẩm làm từ ocimum, các nhà khoa học hy vọng có thêm một công cụ nữa trong cuộc chiến chống căn bệnh nguy hiểm này./.
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.