Đó là tiêu đề triển lãm hiện diễn ra tại Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội).
Đình làng là biểu tượng thể hiện thẩm mỹ và hồn cốt của người Việt. Nó không chỉ có giá trị về kiến trúc, điêu khắc dân gian thuần Việt, mà còn là kho tàng về di sản văn hoá Việt (lễ hội, diễn xướng, huyền thoại, thần tích, truyền thuyết về các vị thành hoàng làng, các anh hùng chống ngoại xâm, người có công mở đất, dựng nghiệp làng, vị tổ nghề…); đồng thời là trung tâm tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng.
Nhằm giới thiệu đến với công chúng không gian văn hoá đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, triển lãm trưng bày nhiều hình ảnh về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, phiên bản điêu khắc ở đình làng, chiếu phim tư liệu… Trong lễ khai mạc triển lãm còn có phần diễn xướng hát cửa đình (trống rước, múa bỏ bộ, hát ca trù…).
Trong thời gian diễn ra triển lãm (kéo dài đến ngày 19.12), sáng 10.12 tại 42 Yết Kiêu đã có hội thảo “Không gian văn hoá đình làng – vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản”. Toàn bộ hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá và phát huy những giá trị đặc sắc của di sản văn hoá đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ, Việt Nam” do Trường ĐH Mỹ thuật VN thực hiện trong 2 năm 2012 – 2013.
Nguồn Lao động
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.