Kỳ quan từ đá của thành cổ Petra

Nước chảy đá mòn, câu thành ngữ tưởng như chân lý này lại hoàn toàn không đúng trong trường hợp của thành cổ Petra. Trải qua những biến cố thăng trầm của thời gian, thành phố từng bị lãng quên này vẫn không mất đi sự hấp dẫn của mình.

Từng lọt vào danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, công trình này vẫn đang tỏa sáng bởi kiến trúc hùng vĩ cùng với sự chạm khắc tinh xảo của người xưa.

Petra trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là đá, và vì thế thành cổ Petra toàn những công trình kiến trúc tạc vào núi đá. Được chạm khắc từ nham thạch 2000 năm trước, thành cổ Petra nằm ở phía Nam Jordan giàu có và đẹp đến nỗi khi Marc Antony được trao quyền kiểm soát khu vực phía Đông Đế quốc La Mã, một trong những món quà mà nữ hoàng Cleopatra yêu cầu Marc Antony tặng lại là thành phố thủ đô vương quốc Nabataeans. Mặc dù ông rất yêu nữ hoàng, nhưng đây cũng là một trong số ít những yêu cầu của nữ hoàng mà ông đã chối từ.


< meta content=Word.Document name=ProgId>< meta content=”Microsoft Word 11″ name=Generator>< meta content=”Microsoft Word 11″ name=Originator>Công trình Khazneh (còn có tên Kho bạc) – một địa danh trong thành cổ Petra

Nổi tiếng với kiến trúc hùng vĩ chẳng kém gì Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành của Trung Quốc, nhưng phải đến năm 2007, Petra mới được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Từ một địa danh du lịch thông thường nhưng sau sự kiện này, du khách đến với Petra ngày một đông.

Nằm cách thành phố Amman – thủ đô Jordan 220 km, thành cổ Petra được xây dựng từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên bởi người Nabataeans – một bộ tộc du mục tới từ bán đảo Ả rập. Nằm ẩn mình trong một thung lũng sâu trên trục đường giao thương quan trọng giữa Vịnh Ba Tư và và Damascus, thành cổ Petra chủ yếu phát triển nhờ buôn bán các mặt hàng như trầm hương và nhựa thơm và người Nabataeans đã trở nên thịnh vượng chủ yếu nhờ thu thuế các thương gia nước ngoài. Số tiền có được từ công việc này chủ yếu được sử dụng để thuê lao động đục nham thạch xây dựng lăng tẩm, đền thờ và tu viện, điều kiến cho bất kỳ du khách nào tới đây lần đầu sẽ phải ngỡ ngàng.


< meta content=Word.Document name=ProgId>< meta content=”Microsoft Word 11″ name=Generator>< meta content=”Microsoft Word 11″ name=Originator>

Hẻm núi Siq nơi dẫn tới thành cổ Petra

Nhưng sau đó vào cuối thế kỷ thứ VIII, không biết vì lý do gì mà Petra lại chìm vào quên lãng một cách bí ẩn. Cũng giống như Manchu Pichu và đền Angkor Wat, thành phố này đã bị bỏ quên trong nhiều năm. Đến năm 1812, nhà thám hiểm Thụy Sỹ Johann Ludwig Burckhardt đã tìm đến địa danh từng được mô tả trong một bài thơ từng đoạt giải của nhà thơ Anh John William. Trong bài thơ này, William đã mô tả địa danh này như “thành phố hoa hồng đỏ màu xưa cũ của thời gian được tạo thành từ đá như thể có phép thuật”.

Và địa danh này mỗi ngày đã thu hút được đông đảo lượng du khách – những người tin rằng trăm nghe không bằng một thấy.

Để đến được với thành cổ, bạn phải đi qua vách đá Siq – một hẻm núi dài 1km. Bạn cũng có thể vượt qua khoảng cách này bằng cách cưỡi lừa hay đi xe ngựa. Nhưng nếu đủ dũng cảm để đi bộ qua con đường này, bạn cũng sẽ tìm được những cảm giác mới khi chính mình vượt qua con đường hẹp, quanh co xen kẽ những chỗ sáng tối, màu của cẩm thạch, làn gió mát qua mặt và âm thanh của tiếng nước chảy qua vách đá. Tất cả thật sự khó quên!

Đi qua vách ngăn này, bạn sẽ gặp con đường mòn uốn cong nơi dẫn tới một lâu đài đầy văn hoa cao chót vót màu hồng trong ánh nắng mặt trời tươi sáng như trong bài thơ William từngmiêu tả.

Bước tiếp qua những góc quanh co, bạn sẽ tới một không gian mở và cũng là phần cấu trúc chính của thành cổ Petra hay còn gọi là Khazneh (Kho bạc). Được cho là người Nabateans đã xây dựng từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, đây cũng là nơi đạo diễn Steven Spielberg đã chọn để quay cảnh cuối cho bộ phim Holy Gral trong loạt phim nổi tiếng Indiana Jones.

Trải qua thời gian 2 thiên niên kỷ, những trận lụt lịch sử, những dấu tích của công trình này vẫn còn nguyên. Giống như hầu hết tòa nhà ở Petra, công trình Khazneh cao 40m, rộng 30m và không hề có trụ đỡ. Nó được khắc một cách tỉ mỉ trên vách đá và được lấy tên là Khazneh theo thần thoại về một vị vua của tộc người Nabatean. Bên ngoài được khắc hình những vị thần khác nhau đại diện cho các sinh vật theo thần thoại – một sự pha trộn kỳ thú của phương Đông với phương Tây và cũng là một sự độc đáo của văn hóa Nabatean.

Tuy nhiên, Petra không chỉ là một hai tảng đá được chạm khắc tinh xảo mà còn là một quần thể công trình đầy sắc màu rộng đến vài mẫu. Một con đường cát từ lâu đài phía trước Khazneh vẫn được gọi là Outer Sid đẫn tới con phố của thành phố nơi có một ngôi mộ hoàng gia hùng vĩ cao 50m, giống như một nhà hát La Mã và những ngôi đền nguy nga và một tu viện (bạn có chỉ có thể đến được với tu viện này nếu bạn chấp nhận đi hàng giờ lên trèo) cùng với đó là vô số các phòng chứa với những cấu trúc khác nhau thêm vào những bí ẩn luôn luôn bao phủ nơi này.

< meta content=Word.Document name=ProgId>< meta content=”Microsoft Word 11″ name=Generator>< meta content=”Microsoft Word 11″ name=Originator>

Để đi qua hẻm Siq, du khách có thể chọn cách cưỡi trên những chú lạc đà

Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đã có người từng sinh sống ở đây. Những hướng dẫn viên du lịch thì lý giải “có lẽ họ đã sống trong lều. Các cấu trúc được khai quật cho thấy đến nay thành cổ này chủ yếu là những ngôi mộ và những địa điểm tôn giáo.” Điều này cho thấy thành cổ Petra chủ yếu là một nghĩa trang được bài trí chu đáo như là Kim tự tháp Ai Cập vậy.

Ở chặng cuối của hành trình, du khách sẽ được đưa tới nơi có thể ngắm toàn cảnh thành Petra. Sự mở rộng của sa thạch được mô tả là “hoa hồng đỏ” hay như nhà văn Agatha Christie thì miêu tả như màu đỏ của máu còn có người thì gọi nó là màu đỏ của thịt bò tươi. Màu sắc này cũng thay đổi khi mặt trời di chuyển từ đông sang tây, một đặcđiểm mà những người yêu quí kì quan này coi đây là tài sản của kiến trúc và thẩm mỹ..

Khi mặt trời bắt đầu lấp bóng là lúc du khách bắt đầu ra về. Ai nấy cũng đều để lại sau lưng những tiếc nuối trong lòng vì thời gian ngụ tại nơi đây quá ngắn.

Thông tin du lịch

Đến Petra: Bạn có thể bay thẳng từ Bangkok tới Amman bằng hãng hàng không Royal Jordanian Airlines. Từ thủ đô Amman tới Petra bạn sẽ đi mất 4 giờ ôtô. Tại thủ đô Amman cũng có tour đi Petra trong vòng 1 ngày. Nhưng để khám phá hết vẻ đẹp của thành cổ này, tốt hơn hết bạn nên ở lại Petra 1 đêm.

Chỗ ở: Bạn có thể ở tại khách sạn Petra Palace tại Petra hoặc khách sạn Imperial Palace tại Amman.

Tiền tệ: Một dinar Jodan có tương đương với 47 bath Thái Lan.

Thời gian thăm khu di tích Petra: Khu di tích mờ cửa từ 6 giờ sáng tới 5h30 chiều với giá vé thăm 1 ngày là 900 baht. Ngoài ra cũng có vé vào cổng 2-3 ngày.