Làng gốm cổ soi bóng bên sông Hồng

Làng gốm cổ truyền Kim Lan (xã Kim Lan – Gia Lâm – Hà Nội) nằm cùng dải sông Hồng chỉ cách Bát Tràng một con kênh đào. Ngôi làng này vào thế kỷ XIII – XIV là nơi sản xuất những sản phẩm gốm sứ của An Nam cho Nhật Bản.

1

Làng gốm Kim Lan được ví như một “ốc đảo” khi nằm lọt thỏm vào phần đất của tỉnh Hưng Yên. Địa giới của xã bị chia cắt khi một mặt giáp con kênh Hưng Hải và mặt kia giáp với Bát Tràng.

Điểm đặc biệt của gốm Kim Lan là các sản phẩm không quá cầu kỳ về chi tiết mà tạo được sự tiện dụng, thoải mái cho người sử dụng. Các sản phẩm của làng gốm rất phong phú và đa dạng, từ những sản phẩm nhỏ như chiếc ống đựng tăm, chân nến đến những sản phẩm lớn như chậu trồng cây cảnh, bình đựng rượu, vại muối dưa. Ngoài ra làng gốm cổ Kim Lan còn chú trọng phát triển các sản phẩm đồ gốm phục vụ cho xây dựng như ngói trang trí, con tiện lan can.

Kim Lan vốn là một làng nghề trù phú nhưng theo dòng chảy của thị trường, sự phát triển có lúc thăng trầm, làng nghề bị quên lãng vào khoảng thế kỷ 17.

Theo số liệu thống kê của UBND xã Kim Lan cả xã chỉ còn hơn 100 hộ sản xuất gốm theo lối truyền thống.

Từ nguyên liệu đất làng, những sản phẩm gốm sứ được hoàn thành qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.

Ngoài việc nung gốm bằng lò gas, mọi công đoạn làm gốm của người dân làng Kim Lan vẫn theo cách thủ công thông thường.

Công đoạn làm khuôn thạch cao. Những sản phẩm làm ra từ khuôn này là sản phẩm gốm bình dân, thông dụng và có giá thành rẻ.

 

Báo Nhân Dân