*** Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tiền Giang kiểm tra tiến độ thi công các dự án giao thông tại các huyện phía Tây. * UBND huyện Cái Bè tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024. * Tòa án Nhân dân huyện Tân Phước đưa ra xét xử sơ thẩm đối tượng tham gia đánh bạc và tổ chức đánh bạc, tuyên phạt đối tượng 30 triệu đồng. * Huyện Châu Thành tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024. * UBND huyện Gò Công Tây tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang về việc công nhận xã Bình Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Chi bộ khu phố Bình Phong thị trấn Bình Phú huyện Cai lậy tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mới. * Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Phú Đông tổng kết công tác hội năm 2024. * Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang tổ chức tập huấn kỹ năng kinh doanh, kiến thức khởi nghiệp cho hội viên Hội Phụ nữ huyện Tân Phước. * Thành phố Gò Công kiểm tra tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao tại xã Bình Xuân. * Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang tổ chức cập nhật kiến thức y tế học đường và nha học đường cho cán bộ phụ trách y tế tại các Trường học. * Hội Chữ thập đỏ huyện Chợ Gạo tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 200 người cao tuổi. * Quảng Bình: Cháy lớn tại 1 doanh nghiệp, hơn 4 giờ chữa cháy vẫn chưa kiểm soát được ngọn lửa. * Đề nghị thiết kế chỉ tiêu lợi nhuận Vietlott thấp hơn Xổ số kiến thiết Miền Nam 500 tỷ đồng. * Đà Nẳng: Tài xế có nồng độ cồn kịch khung dùng dao tấn công khi bị kiểm tra, Cảnh sát thuộc Cục Cảnh sát giao thông phải nổ súng cảnh cáo. * Cử tri bức xúc lên tiếng: Đừng để Thư viện trở thành phòng họp bỏ không, sách báo bạc màu phủ đầy bụi. * Bẫy ảnh ở rừng bảo tồn Quảng Trị phát hiện nhiều loài động vật có trong sách đỏ thế giới. * Vĩnh Phúc: Chơi pháo tự chế, 3 thiếu niên bị giập nát bàn tay phải nhập viện. * Hà Tĩnh: Công an vây bắt thanh niên 21 tuổi vận chuyển 4 kg ma túy bằng xe máy. * An Giang tổ chức quảng bá cá tra, mật thốt nốt và các đặc sản địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh, kêu gọi nhà đầu tư. * Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục. * Bộ Công Thương thúc đẩy nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam. * Các tỉnh miền Tây đua nhau làm hồ trữ nước phòng chống hạn mặn. * Quốc Hội thông qua chủ trương đầu tư 122.000 tỷ đồng phát triển Văn hóa. * Lào: Bắt quản lý và nhân viên người Việt trong vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu chết. * Ấn Độ: Ô tô rơi xuống sông vì đi theo Google map, 3 người thiệt mạng. * Nga tấn công bằng UAV lớn chưa từng có vào Ukraine. * Trước giờ ông Trump nhậm chức, vũ khí từ Mỹ hối hả chuyến tàu chót chuyển đến Ukraine. * Đội ngũ của ông Trump bàn thảo về khả năng đối thoại với ông Kim Jong Un. * Israel và Hezbollah đồng ý ngừng bắn. * Ông Biden và ông Trump ký biên bản ghi nhớ để bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực.

Lối thoát nào cho Ấn Độ?

Chuyên gia Ấn Độ cảnh báo virus có thể tiếp tục đột biến để tồn tại nên cần có cách tiếp cận mới để đối phó dịch Covid-19

 Ấn Độ hôm 6-5 phá kỷ lục thế giới về số ca mắc mới trong một ngày với hơn 412.262 ca, nâng tổng ca mắc vượt mốc 21 triệu. Đây là lần thứ hai Ấn Độ có hơn 400.000 ca mắc mới sau 24 giờ trong vòng chưa đầy một tuần, lần đầu là hôm 1-5. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại nước này lên đến 230.168, sau khi ghi nhận thêm 3.980 ca hôm 6-5.

Theo Reuters, Tổ chức Y tế thế giới cho biết Ấn Độ chiếm gần 1/2 số ca mắc và 1/4 số ca tử vong toàn cầu hồi tuần trước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, số ca mắc lẫn tử vong tại Ấn Độ có thể cao gấp 5-10 lần so với báo cáo chính thức. Cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện xảy ra nặng nề nhất ở thủ đô New Delhi nhưng tại các khu vực nông thôn, nơi chiếm gần 70% trong tổng số gần 1,4 tỉ dân của Ấn Độ, những hạn chế trong y tế cộng đồng đang đặt ra nhiều thách thức hơn nữa.

Lối thoát nào cho Ấn Độ? - Ảnh 1.

Một người đàn ông được hỗ trợ thở ôxy tại TP Ghaziabad – Ấn Độ hôm 6-5 .Ảnh: REUTERS

Ông Rahul Gandhi, lãnh đạo đảng đối lập ở Ấn Độ, cho rằng phong tỏa toàn quốc là lựa chọn duy nhất để cứu nước này. Bác sĩ Neeraj Ravishankar ở bang Kerala cũng kêu gọi chính phủ phong tỏa toàn diện. Đợt bùng dịch trong cộng đồng mới nhất ở Ấn Độ trở nên trầm trọng hơn phần lớn do các cuộc tụ tập tôn giáo đông người.

Giữa lúc làn sóng thứ hai chưa có dấu hiệu khép lại, ông K. Vijay Raghavan, cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ Ấn Độ, hôm 5-5 cảnh báo nước này sẽ không tránh khỏi đợt bùng phát thứ ba. Theo chuyên gia này, virus SARS-CoV-2 có thể tiếp tục đột biến để tồn tại và các biến chủng mới có khả năng lây lan mạnh mẽ hơn, do đó cần có cách tiếp cận mới để đối phó.

Dù vậy, đến nay chính quyền Thủ tướng Narendra Modi vẫn chưa áp đặt lệnh phong tỏa do lo ngại tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Hồi tháng trước, ông Modi cho rằng chỉ xem phong tỏa toàn quốc là phương án cuối cùng.

 Tuy nhiên, theo kênh Al Jazeera, nhiều bang ở Ấn Độ đã chủ động áp dụng các biện pháp hạn chế, như giãn cách xã hội. Bang Uttar Pradesh, nơi có 200 triệu dân, đã áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài 5 ngày, tương tự là các bang đông dân Maharashtra, Bihar…

Được xem là chìa khóa trong cuộc chiến chống Covid-19 nhưng nỗ lực tăng cường tiêm phòng của Ấn Độ đang gặp trở ngại do thiếu nguồn cung – với gần 1,4 tỉ dân nhưng chỉ khoảng 160 triệu người Ấn Độ được tiêm phòng. Cộng đồng quốc tế cũng đang tích cực hỗ trợ Ấn Độ, trong đó Mỹ, Anh, Đức và nhiều nước khác đã gửi thêm các bộ xét nghiệm nhanh, máy thở, nguồn cung ôxy cùng vật tư cần thiết để đẩy nhanh sản xuất vắc-xin.

Giới chuyên gia cảnh báo cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ ở quốc gia Nam Á này có thể đặt ra thách thức đối với nỗ lực chấm dứt đại dịch toàn cầu. Theo đài CNBC, làn sóng Covid-19 ở Ấn Độ bắt đầu vượt biên giới, với việc 2 nước láng giềng Nepal và Sri Lanka báo cáo số ca nhiễm mới gia tăng. Biến thể B.1.617 tại Ấn Độ đã xuất hiện ở ít nhất 17 quốc gia và lây lan nhanh, nguy hiểm hơn và có khả năng kháng lại những vắc-xin và phương pháp điều trị hiện nay.

Chưa hết, Ấn Độ là nước sản xuất vắc-xin lớn trên thế giới nhưng hiện nay các nhà chức trách tạm dừng xuất khẩu để ưu tiên nhu cầu trong nước, gây thiếu hụt nguồn cung ở các nước có thu nhập thấp.

Thêm vào đó, do là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới và đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu, dịch bệnh tại Ấn Độ khiến nhiều nước siết hoạt động đi lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng không cũng như du lịch của nhiều quốc gia.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*