*** Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo, VNPT và Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang phối hợp khai mạc Chương trình Đường đến vinh quang mùa thứ 15, năm học 2024 – 2025. * Báo Ấp Bắc phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang trao học bổng Chắp cánh ước mơ cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. * Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang do ông Phạm Văn Trọng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phó Trưởng ban chỉ đạo thường trực chủ trì cuộc họp, thảo luận và bỏ phiếu thống nhất đề xuất Trung ương công nhận huyện Gò Công Đông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. * Thành phố Mỹ Tho đạt giải Nhất giải Bóng đá thanh niên do Tỉnh đoàn Tiền Giang phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tổ chức. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang kiểm tra công tác mặt trận tại huyện Chợ Gạo năm 2024. * Huyện Cai Lậy thúc đẩy công tác chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt. * Hội Chữ thập đỏ huyện Gò Công Tây tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 100 người dân ở xã Đồng Thạnh. * Huyện Tân Phước tổ chức Giải việt dã truyền thống lần thứ 27. * Trung ương khảo sát xếp loại đơn vị hành chính cấp huyện tại thành phố Gò Công và cấp xã tại An Hữu huyện Cái Bè. * Mạo danh shipper giao hàng lừa đảo ngày càng tinh vi. * Huế khẩn cấp cho học sinh nghỉ học do mưa lớn làm nước trên các sông dâng cao. * Đà Nẵng: Bắt quả tang 2 xe đầu kéo chở hàng siêu trường vi phạm, phạt 148 triệu đồng. * Khai trừ Đảng một Phó Chủ tịch xã ở Đồng Nai nhận tiền làm sổ đỏ. * Quốc hội xem xét “siết” quảng cáo của nghệ sĩ và KOL. * Giá vé xe Tết về miền Tây tăng không quá 40%. * Lãi suất liên ngân hàng đạt đỉnh 19 tháng. * Một doanh nghiệp thủy điện chi hàng trăm tỷ đồng cho cổ đông. * Số ca mắc sốt xuất huyết ở thành phố Hồ Chí Minh cao nhất khu vực phía Nam. * Giám đốc Xuyên Việt Oil bị đề nghị 30 năm tù. * Từ 25-11 đến 1-12 diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử Quốc gia và 60 giờ mua sắm trực tuyến. * Các đơn vị chức năng vào cuộc xem xét vụ Đàm Vĩnh Hưng hát ở hải ngoại khi đang bị cấm diễn. * Lại phát hiện cả ngàn viên ma túy trôi dạt vào bờ biển Quảng Ngãi. * Hà Nội: Xe máy lao xuống mương, 4 người ở huyện Chương Mỹ thiệt mạng. * Nổ mìn, xẻ núi làm đường cao tốc lên tới Hà Giang. * Huy động gần 47.000 tỷ đồng từ vốn tư nhân để làm đường Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh. * Máy bay Nga bốc cháy dữ dội tại sân bay Thổ Nhĩ Kỳ. * Mảnh vỡ tên lửa siêu vượt âm của Nga tràn lan ở Ukraine. * Cố vấn an ninh của ông Trump tiết lộ kế hoạch giải quyết xung đột Nga – Ukraine. * Mỹ và Nhật Bản lập kế hoạch phóng tên lửa đề phòng Đài Loan có biến. * Hàng ngàn căn nhà cháy rụi tại Thủ đô Manila của Philippines. * Sau lính Triều Tiên, đến lượt lính Yemen sang Nga để tham gia đánh Ukraine.

Luật Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục bị phản đối

Kể từ ngày 1-2, trong khuôn khổ của Luật Hải cảnh Trung Quốc, hải cảnh nước này được phép triển khai mọi biện pháp cần thiết, kể cả sử dụng vũ khí, nhằm vào tàu thuyền nước ngoài bị xem là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Trung Quốc tại những vùng biển do họ đơn phương tuyên bố chủ quyền.

Giới chuyên gia hàng hải khẳng định với báo Stars and Stripes (Mỹ) rằng đạo luật là một minh chứng cho thấy Bắc Kinh ngày càng hung hăng trong vấn đề tranh chấp biển Đông, đặc biệt là khi các nước láng giềng và Mỹ đang căng mình chống đại dịch Covid-19. Nói cách khác, Trung Quốc – nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng trong đại dịch – đang lợi dụng Covid-19 để đẩy mạnh mưu đồ độc chiếm biển Đông.

Theo nhà phân tích khoa học chính trị Ian Chong của Trường Đại học Quốc gia Singapore, Bắc Kinh nhiều khả năng không hành động quân sự trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ hàng hải nhưng có thể triển khai những chiến lược bắt nạt hung hăng hơn trong thời gian tới, bởi giờ đây “họ có thể cảm thấy mình đang ở một vị trí thuận lợi hơn so với Mỹ và các nước có cùng tuyên bố chủ quyền”.

Với đạo luật mới, ông Chong không loại trừ đây là “một chiến thuật đàm phán” giữa lúc các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) bị trì hoãn.

Luật Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục bị phản đối - Ảnh 1.

Luật mới do Trung Quốc đặt ra cho phép Hải cảnh Trung Quốc triển khai mọi biện pháp cần thiết, kể cả sử dụng vũ khí Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, chuyên gia Greg Poling của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS – trụ sở Washington) cảnh báo luật mới của Trung Quốc có thể khiến căng thẳng biển Đông leo thang, bởi đây là “công cụ bổ sung” dành cho một lực lượng vốn “hành xử bạo lực, hung hăng và phi pháp”.

Để đối phó với đạo luật nói riêng và những hành động ngang ngược của Trung Quốc nói chung trên biển Đông, ông Poling kêu gọi các nước có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này hợp tác với Mỹ lẫn châu Âu để gây sức ép ngoại giao, kinh tế hoặc thậm chí là triển khai các biện pháp trừng phạt nhằm vào Bắc Kinh.

Tương tự, chuyên gia luật hàng hải Jay Batongbacal của Trường Đại học Philippines hôm 31-1 kêu gọi Manila cùng các quốc gia khác trong khối ASEAN chung tay phản đối Trung Quốc thực thi đạo luật gây tranh cãi.

Cùng ngày, Thượng nghị sĩ Francis Tolentino kêu gọi chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia khác để phản đối luật mới của Trung Quốc. Ông Tolentino nhấn mạnh rằng các quốc gia bị ảnh hưởng có thể tổ chức một cuộc họp không chính thức và nhất trí thông qua nghị quyết khẳng định lập trường chung.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 31-1 cũng thể hiện sự lo ngại đối với Luật Hải cảnh Trung Quốc, nói rằng đạo luật này “có thể làm lung lay trật tự dựa trên luật pháp quốc tế”.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*