Nhiều năm qua, làng Hữu nghị Việt Nam đã trở thành một “địa chỉ đỏ” của hàng trăm nạn nhân chất độc da cam. Đến với ngôi làng đầy tình thương này, các em không chỉ có nơi che mưa, che nắng mà còn nhận được sự chăm sóc, yêu thương bằng cả tấm lòng của những con người nơi đây.
Được thành lập cách đây 15 năm, làng Hữu Nghị là nơi chăm sóc hơn một trăm em, là nạn nhân của những căn bệnh quái ác do chất độc da cam/dioxin gây ra.
Sống tại làng, các em không chỉ được chăm sóc về sức khỏe mà còn được các giáo viên ở đây truyền đạt những kiến thức cơ bản tùy thuộc vào khả năng nhận thức của từng em.
Cô giáo Nguyễn Thị Huyền, người 9 năm qua dạy học cho các em chia sẻ: “Dạy học cho các em nhiễm chất độc da cam đòi hỏi rất nhiều công sức, trong đó, sự kiên trì đóng vai trò quyết định. Việc các em tiến bộ chính là động lực để chúng tôi tin tưởng vào công việc mình đang làm”.
Bên cạnh việc học kiến thức, các em còn được dạy một số nghề thủ công đơn giản như: Dệt, may, làm thiệp… để sau này có thể tự nuôi sống bản thân.
Với những khó khăn về vận động và nhận thức, mỗi ngày, các nạn nhân da cam chỉ có thể hoàn thành được một sản phẩm hoàn chỉnh.
Tỉ mỉ làm từng công đoạn để hoàn thành một tấm thiệp đẹp.
Những sản phẩm thủ công được làm từ đôi bàn tay khéo léo của những nạn nhân chất độc da cam không thua kém bất cứ sản phẩm nào trên thị trường.
Cùng với làm thiệp, thêu tranh cũng là một công việc được nhiều nạn nhân da cam lựa chọn vì phù hợp với khả năng vận động.
Ngoài các nghề thủ công, một số em ở Trung tâm cũng được tiếp cận với máy tính. Anh Long, một nạn nhân da cam, đồng thời là trợ giảng của lớp học chia sẻ: “Ở đây, các em được học chủ yếu về về tin học văn phòng. Bên cạnh đó, các em cũng được học cách in ảnh lên những sản phẩm sứ để bán cho những ai có nhu cầu”.
Ngoài thời gian học chữ, học nghề, các nạn nhân da cam được đưa đến phòng phục hồi chức năng để tập luyện, khắc phục khó khăn về vận động.
Các em được các giáo viên dạy những kỹ năng để tự phục vụ bản thân như: Nấu ăn, quét nhà, rửa bát…
Nguồn ĐCSVN
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.
Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.
Δ
THTG.VN luôn mong muốn nhận được phản hồi từ bạn đọc! Mọi ý kiến đóng góp, xin vui lòng gửi về địa chỉ email:
Chú ý: Vì số lượng email gửi về nhiều, chúng tôi không thể trả lời lại từng trường hợp. Tuy nhiên tất cả email sẽ đều được đọc và ghi nhận.
Hoặc điện thoại:
Đóng
THTG.VN cung cấp nhiều hình thức cho phép doanh nghiệp tiếp cận đến bạn đọc một cách hiệu quả nhất vui lòng liên hệ:
Địa chỉ : 125 Lê Thị Hồng Gấm, phường 4, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.
Điện thoại: (0273) 3877225 – Fax: (0273) 3881018
Email: quangcao@thtg.vn
Website: http://www.thtg.vn/quangcao
Đóng Đóng & không hiển thị lại
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.