Một ngày về thăm địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ phức hợp trong lòng đất dài gần 250km ở huyện Củ Chi, cách TP.HCM 70 km về hướng Tây Bắc. Hệ thống địa đạo này được đào trong thời kỳ bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc và hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.

170645_2
Địa đạo Củ Chi được biết đến như vùng “Tam giác sắt” chỉ cách “thủ phủ” của chính quyền Sài Gòn 70km. Trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Củ Chi từng được gọi là “vùng đất chết” là địa điểm phải hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn, hóa chất và cả những trận càn quy mô lớn của địch. Nhưng suốt chiều dài cuộc chiến khốc liệt, mảnh đất này vẫn hiên ngang đứng vững.Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3-8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Khi một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.Trong chiến tranh, con người nơi đây dường như đã hóa thép, người trước ngã xuống, thế hệ sau tiếp bước đứng lên như biểu tượng của lòng dũng cảm và ý chí đấu tranh bất diệt. Địa đạo Củ Chi là căn cứ cách mạng quan trọng bao gồm của huyện ủy, khu ủy, Quân khu Sài Gòn – Gia Định và các đơn vị của Miền. Củ Chi là bàn đạp của các lực lượng vũ trang ta tiến công vào nội đô Sài Gòn.Đối với địch, Củ Chi là vành đai then chốt, bảo vệ cơ quan đầu não và bộ máy điều hành chiến tranh ở Sài Gòn. Địch tuyên bố “lực lượng cách mạng ở Củ Chi còn, Sài Gòn mất”. Những trận càn quét với tên gọi: “Cái bẫy”, “Bóc vỏ trái đất” (1966-1967)…Mỹ liên tục dội hàng ngàn tấn bom, hóa chất để biến Củ Chi thành vùng đất chết. Tính trung bình mỗi mét vuông đất Củ Chi chứa 3kg mảnh bom pháo, 100,24 gram chất hóa học, nhiều nhất là dioxin. Nhưng với tinh thần “Một tấc không đi, một ly không dời” cùng với cạm bẫy khiến giặc phải khiếp sợ, du kích và nhân dân  Củ Chi đã từng bước “bẻ gãy” từng đợt càn quét, chà sát của Mỹ-Ngụy.

Những chiến sỹ cách mạng đã dày công xây dựng hệ thống địa đạo, hầm hào để tránh sự truy quét của Mỹ, Ngụy. Họ bố trí hàng loạt bẫy treo chằng chịt để bảo vệ mình. Chính những đường hầm bí mật này đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng, thống nhất hai miền Nam-Bắc của Việt Nam.

Bắt đầu từ con đường nhỏ dẫn tới Phòng họp âm – một gian phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu– nơi mà bốn mươi mấy năm trước, những chiến sĩ đã từng ngồi họp, bàn phương án đánh giặc. Sơ đồ nổi trong phòng giới thiệu cho du khách thấy địa đạo được đào sâu 4 tầng dưới lòng đất, thông với nhau theo muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 250 km. Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, trụ sở, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống.

Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi giặc liều mạng bò xuống thì ta rút nắp cho chúng trượt xuống đó nếm món chông sắt nhọn hoắt có ngạnh như lưỡi câu.

Rời phòng họp âm, tới một đoạn địa đạo “mẫu”, mà theo lời giới thiệu thì đã được khoét rộng hơn “nguyên bản” để du khách có thể chui qua chứ không phải bò như những du kích dũng cảm năm nào. Dẫu địa đạo đã được khoét rộng hơn, nhưng để có thể dịch chuyển trong đó, ai nấy đều phải lom khom, không được cao hơn mặt đất quá 80– 90cm. Muốn vậy phải cúi gập lưng, khuỵu thấp hai chân xuống mà lò dò từng bước một cách khó khăn.

Không gì thoải mái và thú vị hơn khi cuối cùng được nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, nơi dẫn ra một bãi biển đẹp. Ngồi quỳ gối xuống bãi cát, dang tay ôm lấy bầu không khí trong lành, ngửa mặt đón ánh nắng mặt trời, ung dung cảm nhận sự thư thái, yên bình của trời đất…

Sau 40 năm đất nước thống nhất hòa bình, huyện Củ Chi đã thay da đổi thịt vươn lên thành một điểm sáng về phát triển kinh tế, cuộc sống người dân được nâng cao về mọi mặt. Địa đạo Củ Chi năm xưa vẫn còn giữ nguyên vẹn, mỗi mét đất, cánh rừng địa đạo đều thấm đẫm máu xương của biết bao thế hệ đã hi sinh.

Nguồn baodulich.net.vn