Ngành trồng trọt tỉnh Tiền Giang giữ vị thế chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp

(THTG) Trong năm 2023, với sự lãnh đạo, điều hành sâu sát của ngành nông nghiệp và lãnh đạo các địa phương, nhất là người nông dân tích cực chăm sóc, quản lý, phòng trừ sâu bệnh hại nên năng suất cây trồng được bảo đảm, chất lượng được nâng cao, giá bán cao hơn, từ đó người nông dân thu được lợi nhuận cao hơn so với 2022, tiếp tục trở thành ngành chủ lực trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang.

vlcsnap-2023-09-05-09h22m33s896.png

vlcsnap-2023-09-05-09h22m43s814.png

Giá lúa năm nay tăng cao hơn so với năm trước, là động lực để nôn dân tăng gia sản xuất. Ảnh: Quốc Nam

Điển hình như cây lúa đã xuống giống 129.390 ha cho sản lượng đạt trên 789.900 tấn. Phấn khởi nhất là giá lúa tăng cao hơn so với năm trước từ 1.000 đến 1.500 đồng/kg và kéo dài từ vụ Hè Thu đến vụ Thu Đông do tình hình khan hiếm gạo trên thế giới nên nông dân thu được lợi nhuận cao, là động lực thiết thực để bà con tăng gia sản xuất.

Cây ăn trái hiện có gần 84.200 ha cho sản lượng đạt gần 1,77 triệu tấn. Đặc biệt, từ giữa năm 2023 đến nay, giá bán sầu riêng tăng cao, thậm chí có lúc vượt qua ngưỡng 100.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí sản xuất, nông dân thu lãi hơn 1 tỷ đồng/ha/vụ, là loại cây trồng có diện tích tăng nhanh nhất trong năm vừa qua.

Riêng cây rau màu được nông dân trồng quanh năm theo hình thức chuyên canh hoặc luân canh, với hơn 54.350 ha cho sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn. Tuy diện tích trồng có giảm hơn so với năm trước, song lợi nhuận kinh tế đạt cao hơn do nông dân mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nên giảm đáng kể chi phí đầu vào./

Kim Nữ