*** Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo, VNPT và Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang phối hợp khai mạc Chương trình Đường đến vinh quang mùa thứ 15, năm học 2024 – 2025. * Báo Ấp Bắc phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang trao học bổng Chắp cánh ước mơ cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. * Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang do ông Phạm Văn Trọng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phó Trưởng ban chỉ đạo thường trực chủ trì cuộc họp, thảo luận và bỏ phiếu thống nhất đề xuất Trung ương công nhận huyện Gò Công Đông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. * Thành phố Mỹ Tho đạt giải Nhất giải Bóng đá thanh niên do Tỉnh đoàn Tiền Giang phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tổ chức. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang kiểm tra công tác mặt trận tại huyện Chợ Gạo năm 2024. * Huyện Cai Lậy thúc đẩy công tác chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt. * Hội Chữ thập đỏ huyện Gò Công Tây tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 100 người dân ở xã Đồng Thạnh. * Huyện Tân Phước tổ chức Giải việt dã truyền thống lần thứ 27. * Trung ương khảo sát xếp loại đơn vị hành chính cấp huyện tại thành phố Gò Công và cấp xã tại An Hữu huyện Cái Bè. * Mạo danh shipper giao hàng lừa đảo ngày càng tinh vi. * Huế khẩn cấp cho học sinh nghỉ học do mưa lớn làm nước trên các sông dâng cao. * Đà Nẵng: Bắt quả tang 2 xe đầu kéo chở hàng siêu trường vi phạm, phạt 148 triệu đồng. * Khai trừ Đảng một Phó Chủ tịch xã ở Đồng Nai nhận tiền làm sổ đỏ. * Quốc hội xem xét “siết” quảng cáo của nghệ sĩ và KOL. * Giá vé xe Tết về miền Tây tăng không quá 40%. * Lãi suất liên ngân hàng đạt đỉnh 19 tháng. * Một doanh nghiệp thủy điện chi hàng trăm tỷ đồng cho cổ đông. * Số ca mắc sốt xuất huyết ở thành phố Hồ Chí Minh cao nhất khu vực phía Nam. * Giám đốc Xuyên Việt Oil bị đề nghị 30 năm tù. * Từ 25-11 đến 1-12 diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử Quốc gia và 60 giờ mua sắm trực tuyến. * Các đơn vị chức năng vào cuộc xem xét vụ Đàm Vĩnh Hưng hát ở hải ngoại khi đang bị cấm diễn. * Lại phát hiện cả ngàn viên ma túy trôi dạt vào bờ biển Quảng Ngãi. * Hà Nội: Xe máy lao xuống mương, 4 người ở huyện Chương Mỹ thiệt mạng. * Nổ mìn, xẻ núi làm đường cao tốc lên tới Hà Giang. * Huy động gần 47.000 tỷ đồng từ vốn tư nhân để làm đường Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh. * Máy bay Nga bốc cháy dữ dội tại sân bay Thổ Nhĩ Kỳ. * Mảnh vỡ tên lửa siêu vượt âm của Nga tràn lan ở Ukraine. * Cố vấn an ninh của ông Trump tiết lộ kế hoạch giải quyết xung đột Nga – Ukraine. * Mỹ và Nhật Bản lập kế hoạch phóng tên lửa đề phòng Đài Loan có biến. * Hàng ngàn căn nhà cháy rụi tại Thủ đô Manila của Philippines. * Sau lính Triều Tiên, đến lượt lính Yemen sang Nga để tham gia đánh Ukraine.

Ngày cuối xét tuyển ĐH, CĐ nguyện vọng 2: Nhiều trường vẫn chưa đủ chỉ tiêu

Với tổng số hơn 500.000 hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ đợt một, đã có hơn 350.000 em trúng tuyển. Như vậy, chỉ còn gần 150.000 thí sinh (TS) có cơ hội được vào ĐH, CĐ ở đợt xét tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung này. Ngày 7.9, ngày cuối nhận hồ sơ NV2, tuy số lượng ít, cơ hội nhiều song vẫn còn khá nhiều trường tốp giữa, tốp cuối hoặc các ngành khó tuyển của trường tốp trên vẫn chưa đủ chỉ tiêu. Nhiều ngành tuy tuyển đủ nhưng vẫn lo lắng hồ sơ ảo.

1

Điệp khúc chờ thí sinh

Trao đổi với LĐ cuối giờ chiều 7.9, ông Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và công nghệ (Hà Nội) – cho biết, hiện tại trường vẫn đang thiếu hơn 3.000 trong tổng số 5.000 chỉ tiêu mà Bộ GDĐT giao trong năm học này. Theo ông Hóa, đây là con số quá thấp, đáng báo động và buộc trường phải chờ đợi các đợt xét tuyển bổ sung cho đến hết 20.10. Trong đợt 1, trường mới chỉ tuyển đủ 900 TS, số lượng hồ sơ nộp vào của đợt 2 là 1.700 hồ sơ, song lượng hồ sơ ảo khá cao bởi mỗi TS được nộp tới 3-4 nguyện vọng.

Cũng theo ông Hóa, với cách xét tuyển quá dài thời gian, cùng với đó là chỉ có một điểm sàn duy nhất nên hầu hết TS đều nộp hồ sơ vào các trường công lập, hơn nữa TS còn đến hơn một tháng nữa để hoàn thành việc nộp hồ sơ nên các em không có lý do gì để vội vàng. Những ngành thiếu chỉ tiêu nhiều nhất là khối kỹ thuật, xây dựng, điện – điện tử… Trong trường hợp không thể tuyển đủ đến phút cuối, trường sẽ tính đến phương án xin phép Bộ GDĐT tuyển bằng điểm học bạ.

Đây cũng là tình trạng chung của nhiều trường ĐH, CĐ, đặc biệt là các trường ngoài công lập. Với chỉ tiêu 1.500 em, ĐH Đông Đô chỉ tuyển được 500 em vào đợt 1, áp lực dồn hết vào đợt 2 mặc dù trường xét tuyển điểm thi đúng bằng điểm sàn (15 điểm), cùng với kết quả học tập 3 môn theo khối tương ứng 36 điểm. Với 1.000 chỉ tiêu còn lại, nhà trường cho hay sẽ hy vọng tuyển đủ cho đến đợt cuối. Song theo ghi nhận, lượng TS đến nộp hồ sơ rất rải rác dù đã đến ngày cuối của đợt xét tuyển thứ 2.

Tình trạng “bi đát” này cũng xảy ra ở nhiều trường khác như ĐH Tài chính – Ngân hàng HN thiếu 750 trong tổng 1.200 chỉ tiêu, ĐH dân lập Phương Đông tuyển trên 1.400 chỉ tiêu trong đợt bổ sung nhưng sau nửa thời gian xét tuyển mới có hơn 200 hồ sơ nộp vào. Tại ĐH Thăng Long, dù đã nhận được gần đủ chỉ tiêu (900 em), song nhà trường hy vọng lượng TS ảo không quá nhiều. gây thiếu hụt chỉ tiêu.

Thiếu chỉ tiêu: Đủ thứ lo!

Theo ông Vũ Văn Hóa, việc chưa tuyển đủ chỉ tiêu vào thời điểm này gây nên nhiều hệ lụy đối với trường. Cụ thể, chưa đủ lượng sinh viên để nhập học khiến tiến độ xây dựng chương trình dạy học của trường bị ảnh hưởng rất lớn. “Như mọi năm thời điểm này trường đã vào năm học, ổn định sinh viên. Nhưng năm nay vẫn phải chờ đợi. Nếu không đạt được chỉ tiêu thì số giảng viên bị cắt giảm. Trường đang có trên 1.000 giảng viên, nếu không tuyển đủ, chúng tôi sẽ phải cắt giảm 50% số lượng giảng viên này. Chưa kể mọi cơ sở vật chất đều bị thừa thãi, lãng phí” – ông Vũ Văn Hóa nói.

Đại diện một số trường ĐH ngoài công lập khác cũng cho rằng, cách thức xét tuyển chưa sát thực tế, trong đó, việc các trường nhận hồ sơ xét tuyển bằng mức điểm sàn đã khiến cho nhiều TS trên 15 điểm không lường được sức và ngộ nhận về cơ hội trúng tuyển của mình. Không có lý do gì để học trường dân lập trong khi cơ hội vào trường công lập đang còn rất nhiều – chính điều này đã gây nên tình trạng khủng hoảng đầu vào của nhiều trường hiện nay.

Điều này gây nhiều khó khăn cho các trường ngoài công lập, bởi nhiều thí sinh nghĩ rằng, với mức điểm này thừa sức đỗ vào các trường công lập top giữa, top dưới nên tội gì phải đăng ký vào các trường ngoài công lập. Thế mới xảy ra tình trạng kẻ ăn không hết người lần chẳng ra trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1. Chưa kể thiếu hụt chỉ tiêu, nhiều trường cho biết lượng TS ảo không hề nhỏ khi mỗi TS được nộp từ 3-4 nguyện vọng trong cùng một trường. Nhiều trường phải “sống chung” với TS ảo khi ở đợt xét tuyển NV bổ sung. Các trường đề xuất, Bộ GDĐT nên phân tầng tuyển sinh theo mốc: Các trường từ 25 điểm trở lên, dưới 25 điểm và dưới 20 điểm để có thể phân hóa TS ngay từ đầu. Điều này vừa tránh tình trạng lộn xộn khi TS rút – nộp hồ sơ, vừa tạo cơ hội cho các trường tốp dưới tuyển đủ lượng TS như chỉ tiêu mà bộ giao.

Nguồn Lao động

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*