*** Có 53 thí sinh tham gia Hội thi Giảng viên lý luận chính trị và Báo cáo viên, Tuyên truyền viên giỏi năm 2024 do Ban Tuyên giáo Tỉnh Tiền Giang tổ chức. * Cây sả là nguồn thu nhập quan trọng của hơn 2.200 hộ ở huyện cù lao Tân Phú Đông. * Trung tâm Văn hóa tỉnh Tiền Giang tổ chức chương trình “Dạ khúc tri âm” tại Rạp hát Thầy Năm Tú. * Đồn Biên phòng Phú Tân – Bộ đội Biên phòng Tiền Giang tổng kết công tác năm 2024, triển khai nghị quyết năm 2025. * Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành triển khai nhiều chương trình giúp hội viên Phụ nữ khởi nghiệp. * Công an Tiền Giang đăng cai hội nghị tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc cụm số 11. * Hội Nông dân huyện Gò Công Tây tổ chức ký kết hợp tác với Ngân hàng Kiên Long tổ chức các chương trình cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. * Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cai Lậy tổ chức phiên họp cuối năm đánh giá công tác quân sự quốc phòng địa phương năm 2024. * UBND huyện Cai Lậy tổ chức Hội nghị lấy ý kiến quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. * Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương thành phố Mỹ Tho. * Hội hoa Xuân thành phố Mỹ Tho diễn ra từ ngày 18-1 đến ngày 28-1, tức từ ngày 19 đến ngày 29 tháng Chạp. * Theo kế hoạch có 500 lô tham gia trưng bày và buôn bán hoa kiểng các loại. * Xã Mỹ Hạnh Trung thị xã Cai Lậy tổ chức giải tỏa hành lang an toàn giao thông của các hộ buôn bán lấn chiếm lộ giới. * Trào ngược dạ dày cần biết cách phòng để tránh biến chứng nguy hiểm. * Thành phố Hồ Chí Minh thông xe cầu Rạch Đĩa kinh phí 500 tỷ đồng nối quận 7 với huyện Nhà Bè. * Cựu vô địch bóng chuyền quốc gia Nguyễn Thanh Nhàn đột ngột qua đời ở tuổi 32. * Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy điều hòa. * Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế từ chối trả thưởng giải Đặc biệt đối với 1 tờ vé số bị rách. * Kiên Giang: 1 bé gái bán vé số ế bị mẹ nuôi tạt nước sôi, công an mời người mẹ làm việc. * Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt báo cáo tác động môi trường dự án Hồ chứa nước Ka Pét ở tỉnh Bình Thuận. * Nhiều người có bảo hiểm Y tế nhưng phải cắn răng khám dịch vụ. * Hôm nay Quốc Vương Campuchia đến Việt Nam. * Miền Trung giảm mưa, miền Bắc vẫn rét, có nơi dưới 10 độ C. * Lại xảy ra tai nạn, tạm đóng cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại nút giao Quốc lộ 1. * Số người bị ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu tăng lên 200 người. * Một Công ty Logistics ở TP.HCM nhận là chủ của 3 bồn chứa trôi dạt vào bờ biển Quảng Ngãi. * Tình báo Mỹ nói nguy cơ leo thang hạt nhân bị thổi phòng. * Hàn Quốc bắt tay Ukraine đối phó mối đe dọa từ hợp tác quân sự Nga – Triều Tiên. * Các ứng viên nội các của ông Trump bị đe dọa đánh bom. * Tình báo Đức dự báo Nga tấn công NATO. * Trung Quốc thả 3 người Mỹ. * Đài Loan tập trận Phòng không trước lúc lãnh đạo dự kiến ghé Mỹ. * Phó Tổng thống Philippines bị thay đổi Đội cận vệ sau khi Tổng thống bị dọa ám sát.

Nhiều giống loài ở ĐBSCL dần biến mất

Do tác động bởi con người, môi trường sống bị thu hẹp, nhiều loài chim quý hiếm của Vườn Quốc gia Tràm Chim – Khu bảo tồn đất ngập nước (Ramsar thứ 2.000 của thế giới) đã giảm mạnh, thậm chí không còn

 Những ngày này, về Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) – nơi được mệnh danh là “Đồng Tháp Mười thu nhỏ” – thật khó có thể nhìn thấy bông điên điển vàng hay đàn cá linh lấp lánh trên kênh rạch. Còn các loài chim cũng thật ít ỏi dù đã đi vào vùng lõi của vườn quốc gia này.

Sếu đầu đỏ chỉ còn trong ký ức

Đến thời điểm này, số lượng chim ở Vườn Quốc gia Tràm Chim giảm rất nhiều. Nếu như năm 1988, sếu đầu đỏ – một loài đặc hữu trong Sách Đỏ có hơn 1.000 con thì đến năm 2019 chỉ còn khoảng 9 con và năm 2020 thì không còn con sếu nào về. Dù là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới và đang được bảo tồn đa dạng sinh học nhưng sự cạn kiệt hệ động thực vật ở đây đang diễn ra.

Nhiều giống loài ở ĐBSCL dần biến mất - Ảnh 1.

Sếu đầu đỏ giờ vắng bóng ở Vườn Quốc gia Tràm Chim Ảnh: NGỌC TRINH

Theo ông Đoàn Văn Nhanh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển sinh vật Vườn Quốc gia Tràm Chim, thời gian qua, việc sếu về vườn ít một phần là do đơn vị chủ động phòng chống cháy rừng nên giữ mực nước tương đối cao trong khu bảo tồn, vì thế cỏ năn chưa có điều kiện phát triển tốt, trong khi đây là thức ăn chính của sếu. Ngoài ra, việc tăng diện tích sản xuất nông nghiệp quanh Vườn Quốc gia Tràm Chim đã làm môi trường sống của sếu bị thu hẹp.

An Giang và Đồng Tháp là hai tỉnh từng một thời gây “sốt” với sự xuất hiện của cá basa nhưng nay loài cá da trơn này trong tự nhiên cũng dần hiếm. Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Giám đốc HTX Nuôi cá tra huyện Châu Phú (An Giang), cho biết hiện có rất ít hộ dân còn tham gia nuôi cá basa trong lồng bè dưới sông vì nguồn cá giống trong tự nhiên đã cạn kiệt. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do nguồn nước từ thượng nguồn đổ về mỗi năm ít dần. Từ đó, những hộ dân nghèo chuyên sống bằng nghề thả câu bắt cá basa cũng tìm kế khác để mưu sinh.

“Từ năm 2006 trở về trước, rất nhiều người đánh bắt cá basa giống loại từ 10-20 cm/con để cung cấp cho hàng ngàn chiếc bè nuôi cá ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc xuống tận huyện Châu Phú. Đến mùa nước nổi thì một số hộ dân đóng đáy dưới các lòng kênh để hứng bắt cá tra, cá basa rồi phân ra bán lại cho các hộ nuôi. Hồi đó, chưa có cá sinh sản nhân tạo, tất cả đều lệ thuộc vào nguồn cá tự nhiên nên tỉ lệ hao hụt khi thả nuôi cũng không đáng kể” – ông Nguyên nhớ lại.

Tận diệt loài chim

Tại Cà Mau trước đây những loài chim trời như cúm núm, trích ré, cuốc… nhiều vô số nhưng giờ chỉ còn trong ký ức. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến số lượng những loài trên vơi dần là do môi trường sống bị thu hẹp, nguồn thức ăn cạn kiệt… Bên cạnh đó, còn do con người săn bắt theo kiểu tận diệt.

Phân tích thêm về tình trạng này, cụ Nguyễn Hữu Đành (78 tuổi – một người dân ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), cho biết trước đó đa phần các địa phương trong tỉnh chủ yếu làm lúa nên những loài chim trời về đây sinh sống rất nhiều. Tuy nhiên, khi chuyển sang làm tôm thì số lượng những loài này giảm hẳn vì môi trường sống bị thu hẹp. “Cách đây hơn 20 năm, mỗi khi ra thăm đồng, tôi có thể dễ dàng nhìn thấy những đàn trích ré, cúm núm bơi lội tung tăng dưới ruộng, giờ thì chẳng thấy con nào” – cụ Đành trăn trở.

Nhiều giống loài ở ĐBSCL dần biến mất - Ảnh 2.

Chim trời bị săn bắt và bán công khai Ảnh: HỒ PHI

Nhiều chuyên gia về bảo tồn cho rằng những loài chim trời không chỉ giảm ở vùng nuôi tôm mà vùng chuyên canh cây lúa cũng không tránh khỏi hoàn cảnh tương tự do nguồn thức ăn bị cạn kiệt và một phần vì bị săn bắt ngày đêm. Hầu như địa phương nào cũng có bán chim trời làm thức ăn. Hằng ngày, chim trời bị bắt chở từng xe đến các thành thị làm mồi ngon cho các nhà hàng. Nếu không có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu cũng như xử lý mạnh tay đối với những kẻ săn bắt chim trời thì tương lai không xa những loài này sẽ biến mất.

Chuyển hướng, bảo tồn

Ông Nguyễn Hữu Nguyên cho rằng để thay thế cá basa, hiện nay đã có nhiều hộ dân biết thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như thị trường nên chuyển qua nuôi cá he hoặc cá mè vinh để xuất khẩu sang Campuchia với giá từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng/kg, trong khi giá thành chỉ khoảng 32.000 đồng/kg. “Với tình hình này, không ai dại mà nuôi cá basa vì vừa khan hiếm giống, dễ nhiễm dịch bệnh do tác động bởi môi trường mà lại không có lợi nhuận” – ông Nguyên khẳng định.

Vườn Quốc gia Tràm Chim hiện đang thi công các dự án đầu tư xây dựng cơ bản như: Trại thực nghiệm, bảo tồn và phát triển Vườn Quốc gia Tràm Chim, giai đoạn 2016-2020 khu Ramsar; đầu tư hạ tầng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim; công trình đầu tư hệ thống cây xanh khu vực trụ sở mới. Về hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm liên huyện Tam Nông – Tân Hồng và các đơn vị tiếp nhận 20 cá thể bò sát, hơn 400 cá thể chim và 400 kg cá; tổ chức thống kê, giám sát các loài chim nước quý hiếm. Nơi đây đã ghi nhận 8 loài chim quý hiếm, 78 loài thông thường khác; tạo cảnh quan, sinh cảnh, bãi ăn cho chim tại phân khu A1 và A3.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết trong định hướng giai đoạn 2021-2030, Vườn Quốc gia Tràm Chim cần phối hợp với các sở, ngành của tỉnh nghiên cứu hoàn chỉnh và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án Quy hoạch Vườn Quốc gia Tràm Chim là khu du lịch trọng điểm quốc gia. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu và triển khai dự án nhân giống và bảo tồn sếu đầu đỏ và hoa hoàng đầu ấn; lập phương án đánh giá công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng tại các xã vùng đệm. “Cần có đánh giá việc thực hiện chức năng của Vườn Quốc gia Tràm Chim, khu Ramsar; nghiên cứu phát triển sinh kế cộng đồng, bảo tồn đa dạng sinh học” – ông Hùng nói thêm.

Trong khi đó, nói về việc hạn hán và xâm nhập mặn khiến một số loại cây trồng và vật nuôi nước ngọt đang bị triệt tiêu dần, PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ), từng cho rằng xâm nhập mặn ngoài thách thức còn là cơ hội cho ĐBSCL, nó sẽ thay đổi và khuyến khích chính sách hướng ra biển. Bởi lẽ, nếu mở rộng diện tích đất nhiễm mặn ở các mức độ khác nhau sẽ tạo cơ hội tốt cho đa dạng hóa ngành nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyên nghiệp hơn. Song song đó, khi mở rộng diện tích nhiễm mặn thì một phần diện tích cây rừng ngập mặn được mở rộng, phục hồi; thú, chim, loài bò sát, lưỡng cư sống dưới tán rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt.

Cây sầu riêng chết dần vì hạn, mặn

Giữa trưa nắng đi trên con đường từ Vĩnh Kim (huyện Châu Thành) đến xã Long Tiên, Mỹ Long, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) dễ nhìn thấy nhiều vườn sầu riêng bị cháy rụi vì hạn mặn và vẫn chưa được hồi sinh dù đã có nước ngọt.

UBND xã Mỹ Long cho biết qua khảo sát đã có khoảng 160 ha sầu riêng bị thiệt hại từ 30% – 70%, trong đó có hơn 10 ha bị cháy rụi. Ông Phạm Văn Xiêm ở ấp Mỹ Điền, xã Mỹ Long cho biết nhà ông có 2,5 công sầu riêng, năm vừa rồi bán được hơn 100 triệu đồng. Sau khi cắt trái, làm gốc và bón phân tốn gần 20 triệu đồng thì cây ra đọt non. Tuy nhiên, do nước mặn tới, nhánh bị héo rồi gãy từ từ. “Vườn tôi có 40 gốc thì đã rụi hết hơn 30 gốc rồi. Chỉ còn lại vài chục gốc mới trồng nên phải ráng đi lấy nước và chở bằng xe máy nhưng vẫn không cứu được” – ông Xiêm buồn rầu nói.

Toàn xã Tam Bình, huyện Cai Lậy có gần 1.600 ha chuyên canh sầu riêng. Đây là một trong hai xã có diện tích sầu riêng lớn nhất của huyện Cai Lậy. Nhưng sau gần 4 tháng cầm cự do hạn mặn, đã có khoảng 70% diện tích bị ảnh hưởng vì không đủ nước tưới. Do vậy, mùa sầu riêng năm nay nông dân xem như trắng tay.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*