Những người khuyết tật nổi tiếng thế giới
Bằng nghị lực phi thường, những người như Stephen Hawking, Terry Fox hay Nick Vujicic đã vượt lên những khó khăn, tạo được sức ảnh hưởng lớn đối với thế giới.
Stephen Hawking, sinh năm 1942, được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới trong suốt nhiều thập kỷ, với những công trình nghiên cứu nổi tiếng về hố đen trong vũ trụ. Năm 21 tuổi, ông bị mắc bệnh xơ cứng teo cơ và liệt gần như hoàn toàn. “Thật lãng phí thời gian khi giận dữ với khuyết tật của bản thân. Mọi người sẽ không có thời gian cho bạn nếu bạn lúc nào cũng tức giận hay than phiền”, ông nói. Trong ảnh là lễ cưới của Hawking với người vợ thứ hai Elaine Mason năm 1995. Ảnh: PA |
Terry Fox là nhà hoạt động nhân đạo, một vận động viên người Canada. Sau khi bị chẩn đoán mắc ung thư xương, anh phải cắt cụt một chân. Năm 1980, với chiếc chân giả, Terry Fox thực hiện một cuộc chạy xuyên Canada để quyên tiền và kêu gọi sự chú ý của người dân với việc nghiên cứu chữa trị ung thư. Dù căn bệnh ung thư di căn khiến Fox phải chấm dứt hành trình sau 143 ngày, 5.373 km và không lâu sau đó đã cướp đi mạng sống của anh, nhưng nỗ lực của Terry Fox đã để lại di sản lâu dài ở tầm quốc tế: Cuộc chạy Terry Fox. Cuộc thi chạy được tổ chức thường niên ở hơn 60 quốc gia, thu hút hàng triệu người tham dự. “Tôi chỉ ước mọi người sẽ nhận ra rằng mọi thứ đều có thể xảy ra nếu bạn cố gắng. Những giấc mơ được tạo ra nếu mọi người cố gắng”, anh nói. Ảnh: Therapycontent |
Ludwig van Beethoven, nhà soạn nhạc lừng danh người Đức, bị điếc hoàn toàn từ năm 48 tuổi. Nhưng ngay cả khi bị điếc, ông vẫn sáng tác nhạc, thậm chí là những tác phẩm nổi bật nhất trong toàn bộ di sản của ông, như Bản giao hưởng số 9: Định mệnh. Tranh: The Guardian |
Marla Runyan là vận động viên khiếm thị đầu tiên tham gia Thế vận hội Olympic và giành vị trí thứ 8 tại cuộc thi chạy 1.500 m năm 2000. Runyan đạt được rất nhiều Huy chương Vàng trong Thế vận hội dành cho người khuyết tật. Năm 2001, cô đã viết tự truyện “Không có vạch đích: Cuộc đời như tôi nhìn thấy nó”. Ảnh: Heroinesong |
Ảnh: Sinh năm 1986 tại Nam Phi, Oscar Pistorius không có xương mác ở cẳng chân ngay từ khi sinh ra và khi cậu bé lên 11 tháng tuổi, 2 chân của cậu bị buộc phải cắt bỏ bằng phẫu thuật. Mang biệt danh “Người đàn ông không chân nhanh nhất”, Pistorius tham dự Paralympic năm 2004 và lập kỷ lục thế giới ở nội dung 200m với đôi chân nhân tạo. Năm 2008, anh vào top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Time. Ảnh: Reuters |
Nick Vujicic, sinh năm 1982 tại Australia, bị hội chứng etra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn rất hiếm gặp. Nick không có tay, hai chân rất nhỏ và hầu như không giúp gì được cho anh trong việc di chuyển. Bất chấp những khó khăn trong cuộc sống, anh trở thành một diễn giả nổi tiếng, với 1.600 bài phát biểu tại hàng chục quốc gia, truyền cảm hứng sống và vươn lên cho hàng triệu người. Trong ảnh, Nick cõng trên lưng bé Daniel Martinez, cũng sinh ra mà không có tay, chân. Sau khi nghe nói về việc các học sinh trong trường bắt nạt bé, Nick đã đến nói chuyện với các em về tác hại của việc bắt nạt. Ảnh: Lifewithoutlimbs |
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.