Những quy định hiệu lực từ 1-1-2013
l Mua sim trả trước: người dùng phải trả phí hòa mạng 25.000 đồng (trả sau là 35.000 đồng). Khoản phí này sẽ được thu một lần ngay khi ký hợp đồng trả sau hoặc khi mua sim trả trước Quy định này nhằm hạn chế tình trạng sim rác tràn lan như hiện nay. Khoản phí hòa mạng của thuê bao trả trước có thể sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước như khoản phí sử dụng tài nguyên đầu số mà các doanh nghiệp viễn thông di động hiện nay đang nộp. (Thông tư số 14 của Bộ Thông tin – truyền thông ban hành ngày 12-10-2012).
* Mức lương tối thiểu vùng cao hơn mức lương hiện nay 250.000-350.000 đồng/tháng. Mức lương này sẽ được áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Mức lương tối thiểu vùng I là 2.350.000 đồng/tháng (hiện nay là 2.000.000 đồng/tháng), vùng II: 2.100.000 đồng/tháng (hiện nay 1.780.000 đồng/tháng), vùng III: 1.800.000 đồng/tháng (hiện nay 1.550.000 đồng/tháng) và vùng IV: 1.650.000 đồng/tháng (hiện nay 1.400.000 đồng/tháng). (Nghị định 103/2012 của Chính phủ, thay thế nghị định 70/2011 của Chính phủ).
* Dãn thời hạn đăng ký thất nghiệp từ 7 ngày lên 3 tháng. Trong thời hạn ba tháng kể từ ngày mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, người lao động nếu chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động (nghị định 100/2012 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 15-1-2013, sửa đổi, bổ sung một số điều tại nghị định 127/2008 của Chính phủ về bảo hiểm thất nghiệp).
Luật giá cũng quy định tiêu chí, danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá như xăng, dầu thành phẩm; điện; khí dầu mỏ hóa lỏng; phân đạm, phân NPK; thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; văcxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi; đường ăn; thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật).
* Trẻ sinh tại nhà vẫn được cấp giấy chứng sinh. Đây là thông tin đáng lưu ý trong thông tư số 17 ngày 24-10-2012 của Bộ Y tế (quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh). Cụ thể, nếu trẻ được sinh ra tại nhà hoặc tại nơi khác mà không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người thân của trẻ có trách nhiệm điền vào đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh theo mẫu quy định và nộp cho trạm y tế xã, phường để xin cấp giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn ba ngày làm việc (nếu cần phải xác minh thì thời hạn này là năm ngày làm việc), kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh, trạm y tế xã phải xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ.
* Tăng mức thu lệ phí cấp thị thực, thẻ tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Cụ thể, lệ phí cấp thị thực có giá trị một lần là 45 USD (thay cho mức 25 USD hiện nay). Thị thực có giá trị nhiều lần sẽ được chia thành ba loại: thị thực có giá trị dưới một tháng, lệ phí cấp là 65 USD, có giá trị dưới sáu tháng: 95 USD, có giá trị từ sáu tháng trở lên: 135 USD…
Lệ phí cấp thẻ tạm trú tăng 20 USD. Cụ thể, thẻ tạm trú có giá trị đến một năm, mức lệ phí tăng từ 60 USD lên 80 USD; thẻ tạm trú có giá trị trên 1 năm đến 2 năm, mức lệ phí tăng từ 80 USD lên 100 USD; thẻ tạm trú có giá trị trên 2 năm đến 3 năm, mức lệ phí tăng từ 100 USD lên 120 USD (thông tư 190/2012 của Bộ Tài chính).
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.