*** Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tiền Giang kiểm tra tiến độ thi công các dự án giao thông tại các huyện phía Tây. * UBND huyện Cái Bè tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024. * Tòa án Nhân dân huyện Tân Phước đưa ra xét xử sơ thẩm đối tượng tham gia đánh bạc và tổ chức đánh bạc, tuyên phạt đối tượng 30 triệu đồng. * Huyện Châu Thành tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024. * UBND huyện Gò Công Tây tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang về việc công nhận xã Bình Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Chi bộ khu phố Bình Phong thị trấn Bình Phú huyện Cai lậy tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mới. * Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Phú Đông tổng kết công tác hội năm 2024. * Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang tổ chức tập huấn kỹ năng kinh doanh, kiến thức khởi nghiệp cho hội viên Hội Phụ nữ huyện Tân Phước. * Thành phố Gò Công kiểm tra tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao tại xã Bình Xuân. * Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang tổ chức cập nhật kiến thức y tế học đường và nha học đường cho cán bộ phụ trách y tế tại các Trường học. * Hội Chữ thập đỏ huyện Chợ Gạo tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 200 người cao tuổi. * Quảng Bình: Cháy lớn tại 1 doanh nghiệp, hơn 4 giờ chữa cháy vẫn chưa kiểm soát được ngọn lửa. * Đề nghị thiết kế chỉ tiêu lợi nhuận Vietlott thấp hơn Xổ số kiến thiết Miền Nam 500 tỷ đồng. * Đà Nẳng: Tài xế có nồng độ cồn kịch khung dùng dao tấn công khi bị kiểm tra, Cảnh sát thuộc Cục Cảnh sát giao thông phải nổ súng cảnh cáo. * Cử tri bức xúc lên tiếng: Đừng để Thư viện trở thành phòng họp bỏ không, sách báo bạc màu phủ đầy bụi. * Bẫy ảnh ở rừng bảo tồn Quảng Trị phát hiện nhiều loài động vật có trong sách đỏ thế giới. * Vĩnh Phúc: Chơi pháo tự chế, 3 thiếu niên bị giập nát bàn tay phải nhập viện. * Hà Tĩnh: Công an vây bắt thanh niên 21 tuổi vận chuyển 4 kg ma túy bằng xe máy. * An Giang tổ chức quảng bá cá tra, mật thốt nốt và các đặc sản địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh, kêu gọi nhà đầu tư. * Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục. * Bộ Công Thương thúc đẩy nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam. * Các tỉnh miền Tây đua nhau làm hồ trữ nước phòng chống hạn mặn. * Quốc Hội thông qua chủ trương đầu tư 122.000 tỷ đồng phát triển Văn hóa. * Lào: Bắt quản lý và nhân viên người Việt trong vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu chết. * Ấn Độ: Ô tô rơi xuống sông vì đi theo Google map, 3 người thiệt mạng. * Nga tấn công bằng UAV lớn chưa từng có vào Ukraine. * Trước giờ ông Trump nhậm chức, vũ khí từ Mỹ hối hả chuyến tàu chót chuyển đến Ukraine. * Đội ngũ của ông Trump bàn thảo về khả năng đối thoại với ông Kim Jong Un. * Israel và Hezbollah đồng ý ngừng bắn. * Ông Biden và ông Trump ký biên bản ghi nhớ để bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực.

Nước sông Mê Kông dâng cao giữa mùa khô

Nước sông Mê Kông dâng cao bất thường do các đập thủy điện thượng nguồn xả lưu lượng nước lớn từ đầu tháng 3 đến nay; việc này giúp giảm hạn, mặn; song về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đồng bằng

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (SIWRR), lượng trữ nước trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratie (Campuchia) là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến diễn biến nguồn nước và tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Cập nhật dòng chảy trên dòng chính sông Mê Kông ngày 14-4 cho thấy mực nước tại trạm Kratie là 8,1 m, cao hơn trung bình nhiều năm 1,82 m. Dung tích Biển Hồ ngày 14-4 còn lại khoảng 2,21 tỉ m3, cao hơn trung bình nhiều năm 0,32 tỉ m3.

Tại Việt Nam, mực nước tại trạm Tân Châu (sông Tiền) đạt 1,16 m, cao hơn trung bình nhiều năm 0,06 m và cao hơn những năm gần đây cùng thời điểm. Tại trạm Châu Đốc (sông Hậu), mực nước đạt 1,36 m, cao hơn trung bình nhiều năm 0,12 m và cao hơn mấy năm gần đây cùng thời điểm. SIWRR dự báo dòng chảy bình quân về ĐBSCL từ tháng 4 đến cuối mùa khô ở mức cao hơn trung bình nhiều năm bởi ảnh hưởng của việc xả nước gia tăng từ thủy điện Trung Quốc và hạ lưu Mê Kông. Điều này có tác động tích cực khi giúp giảm xâm nhập mặn vào tháng 4 và 5.

Trước đó, trong mùa lũ từ tháng 8 đến 12-2021, các đập thủy điện ở Trung Quốc tích nước rất lớn. Đến mùa khô năm 2022, lượng nước này được các đập xả ra để phát điện, làm cho dòng chảy mùa khô năm nay cao hơn bình thường. “Việc tích nước, xả nước vì lợi ích của nhà đầu tư chứ không phải phục vụ cho người dân vùng hạ lưu. Việc xả nước này có tác động tích cực trong mùa khô là làm giảm hạn, mặn cho vùng ven biển ĐBSCL nhưng tác động tiêu cực thì rất nhiều, ảnh hưởng lâu dài và khó thấy hơn” – ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, nhấn mạnh.

Nước sông Mê Kông dâng cao giữa mùa khô - Ảnh 1.

Việc đập thủy điện xả nước trong mùa khô với lưu lượng lớn làm rối loạn hệ sinh thái ĐBSCL

Ông Thiện nêu 4 tác động tiêu cực từ việc xả nước trong mùa khô của các đập trên thượng nguồn. Thứ nhất, việc tích nước trong mùa lũ làm cho dòng chảy lũ yếu đi, không còn sức mạnh tải bùn cát, phù sa về ĐBSCL.

Thiếu phù sa, thiếu cát sẽ gây sạt lở bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL. Cát sẽ ngày càng khan hiếm và giá tăng cao, không đáp ứng được nhu cầu xây dựng; trong khi sạt lở làm mất nhà cửa, đe dọa tính mạng người dân. Về lâu dài, sạt lở đe dọa chính sự tồn tại của ĐBSCL. Thứ hai, việc tích nước vào mùa lũ của các đập thủy điện làm biến mất mùa lũ, từ đó đất đai bạc màu, mất nguồn thủy sản tự nhiên vào mùa nước nổi.

Thứ ba, thủy điện xả nước từng đợt trong mùa khô khiến mực nước biến động bất thường, tạo ra những tín hiệu giả của dòng sông, làm cho hệ sinh thái rối loạn. Chẳng hạn, giữa mùa khô nước dâng lên bất thường sẽ khiến cá, tôm tưởng mùa nước đã tới nên bơi ngược dòng để sinh sản; khi mùa nước thật đến thì chúng không sinh sản được nữa.

Thứ tư, việc xả nước giúp đẩy hạn, mặn cho ĐBSCL nhưng bất thường, không ổn định. “Nếu chỉ thấy tác dụng làm giảm hạn, mặn trong mùa khô năm nay thì người ta dễ lầm tưởng thủy điện có tác dụng tốt cho đồng bằng, trong khi thực tế về lâu dài tác hại rất nghiêm trọng, nên cần nhìn bức tranh cho đầy đủ”.

Theo PGS-TS Lê Anh Tuấn – cố vấn khoa học tại Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Trường ĐH Cần Thơ – việc nước sông Mê Kông dâng cao bất thường trong mùa khô do đập thủy điện xả nước sẽ gây khó cho người dân vùng ven biển. Trong mùa khô, nông dân ĐBSCL cần nước mặn để nuôi tôm, nước ngọt về sẽ gây nhiều bất lợi. Ngoài ra, việc xả nước còn làm rối loạn hệ sinh thái, quy luật mùa khô – mùa mưa đang bị đảo lộn.

Nguồn: NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*