*** Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang thông báo về việc tổ chức Kỳ họp thứ 15 khóa X. * Thời gian họp: ngày 05, 06 và 09 tháng 12 năm 2024. * Khai mạc vào lúc 07 giờ 45 phút, ngày 05 tháng 12 năm 2024 (Truyền hình trực tiếp phiên khai mạc). * Địa điểm họp: Hội trường Ấp Bắc - Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang. * Nội dung chương trình kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh gồm có: * Thường trực HĐND tỉnh báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 15. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thông báo hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia xây dựng chính quyền và ý kiến, kiến nghị của nhân dân năm 2024. * Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thu, chi ngân sách; đầu tư công; kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng; kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố năm 2024; Tòa án nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết công tác xét xử và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2024; Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2024. * Thực hiện thảo luận, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. * Xem xét, thảo luận và thông qua Dự thảo các Nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. * Kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang gồm: * Trực tiếp Phiên khai mạc lúc 07 giờ 45 phút ngày 05 tháng 12 và trực tiếp Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân tỉnh báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu thảo luận tại Hội trường về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các sở, ngành báo cáo giải trình, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh; chất vấn và trả lời chất vấn dự kiến sáng ngày 09 tháng 12. * Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Đại biểu HĐND nghiên cứu trước tài liệu để chương trình kỳ họp đảm bảo thời gian và đạt kết quả cao. * Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang xin thông báo đến Nhân dân trong tỉnh biết, theo dõi. * Trường Đại học Tiền Giang tổ chức đào tạo – tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số trong thời đại chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Bộ Tư pháp Mỹ hủy bỏ mọi vụ án liên bang chống lại ông Trump. * Ông Trump muốn kinh tế hóa Ukraine. * Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ dự lễ nhậm chức của ông Trump. * Thủ tướng Campuchia bác bỏ thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam. * Ông Biden và ông Macron chuẩn bị công bố thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah. * Chìm tàu du lịch ở Ai Cập: 28 người được cứu, 17 người mất tích. * EU khởi kiện Trung Quốc lên WTO về việc Trung Quốc áp thuế đối với rượu mạnh của EU.

Phòng tránh đột quỵ cho người từng mắc Covid-19

Theo giới chuyên môn, những người sau khi mắc Covid-19 được xem là nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ khi có yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì…

Tiến sĩ – bác sĩ Đào Việt Phương, Phó Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết mỗi tháng trung tâm tiếp nhận khoảng 1.000 ca đột quỵ (trung bình mỗi ngày 30-40 ca). Khi dịch Covid-19 lắng xuống, số ca đột quỵ tăng lên, cả về ca cấp cứu và sàng lọc. Đặc biệt trong số này có rất nhiều bệnh nhân còn rất trẻ. Tỉ lệ người trẻ (dưới 45 tuổi) chiếm khoảng 10%, thậm chí có trường hợp mới chỉ 10-16 tuổi.

Tăng nguy cơ nếu có bệnh nền

Về mối liên quan giữa người từng nhiễm virus SARS-CoV-2 và đột quỵ, nhiều nghiên cứu cho thấy một trong những di chứng hậu Covid-19 là tổn thương tim và mạch máu, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, hình thành cục máu đông gây tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim và suy tim, đông máu… Nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng khi mắc Covid-19. Những bệnh nhân nhẹ có nguy cơ đột quỵ < 1% nhưng với những bệnh nhân nặng thuộc diện phải chăm sóc đặc biệt thì nguy cơ này có thể lên tới 6%.

Theo tiến sĩ – bác sĩ Bùi Long, Trưởng Khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Hữu Nghị, các dấu hiệu nhận biết tình trạng huyết khối hậu Covid-19 gồm tắc mạch máu não (đột quỵ, đau đầu, ngất xỉu, yếu nửa người, hôn mê); tắc động mạch vành tim (cơn đau thắt ngực, mệt xỉu, tụt huyết áp); tắc mạch chi (chi lạnh, tím, đau nhức, hoại tử, mất vận động); tắc hệ thống tĩnh mạch ngoại biên chi dưới (phù chân một bên, tức nặng, đau); tắc mạch phổi cấp tính (khó thở tăng dần)…

Phòng tránh đột quỵ cho người từng mắc Covid-19 - Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Bạch Mai

Với tình trạng tắc mạch máu não sau Covid-19 gây đột quỵ, một số bác sĩ cho rằng có thể do tăng phản ứng viêm dẫn đến viêm các mạch máu, gây ra tình trạng tăng đông và hình thành huyết khối. Ngoài ra, có một số nghiên cứu cho rằng mắc Covid-19 có thể gây co mạch, tăng huyết áp dẫn đến xuất huyết não.

Tuy nhiên, việc tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân Covid-19 có thể do nhiều nguyên nhân trong đó một phần do tác động của đại dịch Covid-19, người dân quên việc kiểm soát bệnh nền (tim mạch, huyết áp, tiểu đường…). Thậm chí có một tỉ lệ không nhỏ người dân khi có dấu hiệu của bệnh nhưng lại sợ mắc Covid-19 nên trì hoãn việc đi khám.

PGS-TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tại bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu đột quỵ rất đáng tiếc vì thời gian nhập viện quá muộn, qua “thời gian vàng” của não.  Với những trường hợp này, nếu nặng thì tử vong, nhẹ thì tàn phế suốt đời.

Không tầm soát đột quỵ tràn lan

Theo giới chuyên môn, những bệnh nhân sau mắc Covid-19 được xem là nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ khi đồng thời có nhiều yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc, béo phì… Đến nay, phòng ngừa đột quỵ tiên phát trên bệnh nhân hậu Covid-19 chỉ là kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ. Do đó, bệnh nhân mắc Covid-19 có yếu tố nguy cơ khác kèm theo thì cần tầm soát đột quỵ. Dù vậy, không nên lạm dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nếu như bệnh nhân không có triệu chứng đột quỵ.

“Sau mắc Covid-19, nếu bản thân có các bất thường về sức khoẻ thì nên đi kiểm tra chứ không nhất thiết phải tầm soát, sàng lọc toàn bộ theo trào lưu. Người mắc các bệnh nền nên tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ, ngoài ra cần thay đổi lối sống, tăng cường vận động” – bác sĩ Đào Việt Phương khuyến cáo.

90% ca đột quỵ có thể phòng ngừa

Đột quỵ đặc biệt tăng ở những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”, áp lực công việc… Phần lớn người trẻ mắc đột quỵ thường nhập viện muộn. Tuy nhiên, có khoảng 90% ca đột quỵ xuất phát từ tăng huyết áp, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì… có thể phòng ngừa bằng cách kiểm soát các yếu tố này. Với bệnh nhân đột quỵ não, khi có những dấu hiệu nghi ngờ là tê bì tay chân một bên, mờ mắt, méo miệng, yếu liệt hoặc nói ngọng đột ngột nên đến ngay cơ sở y tế, không nên ở nhà đợi hồi phục vì sẽ qua mất “giờ vàng” điều trị.

Nguồn: NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*