Soạn giả Trần Hữu Trang

Soạn giả Trần Hữu Trang (1906 -1966) hay còn gọi là Tư Trang, là một trong những soạn giả lớn của nghệ thuật cải lương Việt Nam.

Ông sinh năm 1906 và mất ngày 01 tháng 10 năm 1996. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Đây cũng là quê hương của bao nghệ sĩ cải lương có tên tuổi như Hai Giỏi, Năm Châu, Bảy Nhiêu, Phùng Há, Năm Phỉ, Tư Chơi, Tư Anh, Hai Thông…

Ngay từ nhỏ ông đã say mê đàn hát. Lúc đầu ông đi theo các gánh hát làm thư kí chép vở, sau đó được Mười Giảng (tức Đặng Công Danh) hướng dẫn dạy dỗ. Ông cho ra mắt kịch bản đầu tay Lửa đỏ lòng son vào năm 1928, tiếp theo đó là vở Tâm hồn nghệ sĩ.

Thời kì thập niên 1930, tài năng nghệ thuật của ông đã đạt được nhiều thành tựu. Những vở như Tô Ánh Nguyệt (1934), Lan và Điệp (1936), Đời cô Lựu (1937) đã làm cho tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng. Những năm sau ông cộng tác với các gánh hát Trần Đắc, Năm Phỉ, Phụng Hảo, Năm Châu. Những sáng tác sau đó gây tiếng vang như: Tìm hạnh phúc, Mộng hoa vương, Chị chồng tôi, Tình lụy, Khi người điên biết yêu…

Soạn giả Trần Hữu Trang đã được Nhà nước truy tặng Huân chương Thành đồng. Trong đợt 1 (1996) ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tên ông còn được đặt tên cho một con đường, một ngôi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông còn được đặt cho tên Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và giải thưởng Trần Hữu Trang…

P.H