*** Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang thông báo về việc tổ chức Kỳ họp thứ 15 khóa X. * Thời gian họp: ngày 05, 06 và 09 tháng 12 năm 2024. * Khai mạc vào lúc 07 giờ 45 phút, ngày 05 tháng 12 năm 2024 (Truyền hình trực tiếp phiên khai mạc). * Địa điểm họp: Hội trường Ấp Bắc - Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang. * Nội dung chương trình kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh gồm có: * Thường trực HĐND tỉnh báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 15. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thông báo hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia xây dựng chính quyền và ý kiến, kiến nghị của nhân dân năm 2024. * Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thu, chi ngân sách; đầu tư công; kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng; kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố năm 2024; Tòa án nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết công tác xét xử và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2024; Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2024. * Thực hiện thảo luận, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. * Xem xét, thảo luận và thông qua Dự thảo các Nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. * Kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang gồm: * Trực tiếp Phiên khai mạc lúc 07 giờ 45 phút ngày 05 tháng 12 và trực tiếp Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân tỉnh báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu thảo luận tại Hội trường về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các sở, ngành báo cáo giải trình, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh; chất vấn và trả lời chất vấn dự kiến sáng ngày 09 tháng 12. * Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Đại biểu HĐND nghiên cứu trước tài liệu để chương trình kỳ họp đảm bảo thời gian và đạt kết quả cao. * Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang xin thông báo đến Nhân dân trong tỉnh biết, theo dõi. * Trường Đại học Tiền Giang tổ chức đào tạo – tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số trong thời đại chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Bộ Tư pháp Mỹ hủy bỏ mọi vụ án liên bang chống lại ông Trump. * Ông Trump muốn kinh tế hóa Ukraine. * Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ dự lễ nhậm chức của ông Trump. * Thủ tướng Campuchia bác bỏ thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam. * Ông Biden và ông Macron chuẩn bị công bố thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah. * Chìm tàu du lịch ở Ai Cập: 28 người được cứu, 17 người mất tích. * EU khởi kiện Trung Quốc lên WTO về việc Trung Quốc áp thuế đối với rượu mạnh của EU.

Sốc với giá vàng SJC!

Cuối ngày 7-3, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng SJC mua vào 70,5 triệu đồng/lượng, bán ra 73,1 triệu đồng/lượng, tăng gần 4 triệu đồng mỗi lượng so với một ngày trước.

 Tập đoàn DOJI giao dịch giá vàng SJC mua vào 71,5 triệu đồng/lượng, bán ra 73,5 triệu đồng/lượng. Sốc hơn, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cuối ngày niêm yết giá vàng SJC mua vào 70,7 triệu đồng/lượng nhưng bán ra tới 74 triệu đồng/lượng.

Biên độ chênh lệch giá mua – bán vàng SJC được đẩy lên mức cao nhất tới 2,3 triệu đồng/lượng, trong khi bình thường chỉ khoảng 700.000 đồng. Điểm đáng chú ý là trong ngày, dù giá vàng thế giới sau khi vọt lên gần 2.000 USD/ounce nhưng vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng liên tục, gần như mỗi giờ đều có mức giá mới khiến những người có nhu cầu mua bán vàng cảm thấy “chóng mặt”.

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, chuyên gia vàng, phân tích thị trường vàng trong ngày chỉ có sự biến động mạnh về giá trong khi sức mua không quá đột biến nhưng giá vàng SJC vẫn được đẩy lên mức rất cao, đồng thời doanh nghiệp cũng nới rộng biên độ mua – bán lên vài triệu đồng/lượng.

Theo giới phân tích, yếu tố tâm lý cho rằng giá vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng do tình hình căng thẳng ở Ukraine nên nhà đầu tư trong nước tiếp tục nắm giữ vàng SJC, thay vì bán ra. Đặc biệt, nguồn cung vàng SJC ngày càng hạn chế khi nhiều năm nay Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng để dập vàng miếng SJC.

Cụ thể, giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại đến cuối ngày 7-3 được các doanh nghiệp chốt quanh 56 triệu đồng/lượng mua vào, 57 triệu đồng/lượng bán ra, tăng khoảng 750.000 đồng/lượng so với hôm trước. Trong khi đó, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 1.999 USD/ounce, tương đương 55,4 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới tới 18,5 triệu đồng/lượng và cao hơn giá vàng trang sức 24K tới 17 triệu đồng/lượng, mức chênh lệch chưa từng có trong lịch sử.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*