Tại sao Miền Bắc gói bánh chưng, Miền Nam gói bánh tét?
Theo sự tích bánh chưng, bánh dày thì bánh chưng tựa cho đất, có bánh chưng vào dịp tết tượng trưng cho đất đai đầy đủ (nếp,đậu xanh), màu mỡ (thịt mỡ) no ấm.
Bánh chưng miền Bắc
Bánh tét là biến tấu của bánh chưng về sau, bánh tét trong miền Nam tượng trưng cho con người miền Nam hiền lành chân chất, đơn giản dễ chịu, không cầu kỳ như người miền Bắc. Cho nên bánh tét được làm đơn giản hơn và gọn nhẹ, gói theo kiểu đòn như vậy một phần cũng vì thời tiết miền Nam nóng hơn miền Bắc cho nên nếu gói theo hình vuông to như bánh chưng thì dễ bị mốc ở 4 góc( ảnh hưởng đến nhân bánh) còn nếu là dạng đòn thì nếu có mốc thì cũng không ảnh hưởng vì có thể cắt lát phần mốc bỏ đi.
Thực tế ngoài Bắc cũng có những vùng gói bánh Tét (gọi là bánh Chưng dài) như ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,..
Bánh Chưng dài
Ý nghĩa của bánh chưng, bánh tét trong ngày tết là tượng trưng cho một năm mới no đủ, hạnh phúc nhất là khi có những điều này thì nhắc con cháu luôn nhớ đến công lao của tổ tiên về trước, đây cũng là vật phẩm để dâng trên bàn thờ tổ tiên và không thể thiếu được.
Bánh tét miền Nam
Bánh làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn thể hiện sự phồn thịnh trong cuộc sống. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ sinh thành yêu thương đùm bọc con cái. Chính vì thế trong dịp tết trên bàn thờ tổ tiên luôn có bánh Chưng hoặc bánh Tét.
Với ý nghĩ sâu sắc như thế mà thiếu những chiếc bánh đó trên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết thì rõ ràng Tết rất là nhạt nhẽo, mất hẳn hương vị, ý nghĩ của Tết.
Banhchungngon.vn
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.