Tết Bính Thân nói chuyện Hầu quyền
Trong lĩnh vực Võ thuật cổ truyền, có riêng một môn phái võ đàng hoàng, tên gọi là “Hầu quyền”.
Khỉ là động vật linh trưởng, giống thú cao cấp rất gần với người từ cử chỉ, chạy nhảy, săn bắt, hái lượm… có nhiều nét tương đồng. Trong thập đại hình tượng của Võ thuật cổ truyền Việt Nam: Long (rồng), Xà (rắn), Hổ (cọp), Báo (beo), Hạc (hạc), Sư (sư tử), Tượng (voi), Mã (ngựa), Hầu (khỉ), Điêu (chim) thì Khi đứng thứ 9. Như vậy, có thể thấy rằng rằng “võ khỉ” cũng có vị trí quan trọng trong làng Võ thuật cổ truyền.
Về tấn công, Hầu quyền chủ yếu đánh vào các yếu huyệt trên cơ thể như: mắt, yết hầu, thái dương, đánh cho đối phương bị bất ngờ và hạ gục nhanh chóng. Còn với phòng thủ, Hầu quyền được nâng đến tầm đỉnh cao trong võ học với cách né tránh, luồn lách, bật nhảy, nhào lộn…
Người luyện tập Hầu quyền thân thủ cao diệu, các động tác được phối hợp giữa thân pháp, thủ pháp, cước pháp, nhất là nhãn pháp phải xuất thần. Căn bản của Hầu quyền là “Thủ nhãn thân pháp bộ, tinh thần khí lực công” (tay linh hoạt, mắt lộ thần, thân thể tráng kiện, kỹ thuật chiến đấu hiệu quả, chân di chuyển khéo léo kết hợp với tinh thần khí lực và công phu).
Chuẩn võ sư Nguyễn Văn Cầu tái hiện lại kỹ thuật dùng côn trong Hầu quyền tương tự hình tượng Tôn Ngộ Không. (Ảnh: Trường Giang) |
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.