*** Tỉnh Đoàn Tiền Giang tổng kết và trao giải cuộc thi Ý tưởng giao thông thông minh. * Ban Tổ chức chọn ra 7 tập thể và 11 cá nhân để trao giải. * Thành Đoàn Mỹ Tho xuất sắc giành giải Nhất tập thể. Nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu xuất sắc giành giải nhóm, cá nhân. * Thị xã Cai Lậy có 3 nhãn hiệu lạp xưởng được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. * Đến thời điểm này, tỉnh Tiền Giang có 135/135 xã được công nhận xã nông thôn mới; 58 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao; 10 xã được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu; Toàn tỉnh có 7/11 huyện được công nhận huyện nông thôn mới gồm: Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành và Tân Phước. * Huyện Cái Bè công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Mỹ Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang tặng mái ấm Công đoàn cho công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Cái Bè. * Trường Chính trị Tiền Giang làm lễ bế giảng lớp Trung cấp chính trị và trao bằng tốt nghiệp cho 70 học viên hệ không tập trung. * Huyện Gò Công Đông tổng kết công tác bầu cử Trưởng ấp, khu phố. * Viện Cây ăn quả Miền Nam đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất. * Huyện ủy Gò Công Tây tổ chức Hội nghị đánh giá công tác Đảng cuối năm. * Huyện Cai Lậy thẩm định xét công nhận thị trấn Bình Phú đạt chuẩn Đô thị văn minh. * Công an huyện Tân Phước khởi tố 15 đối tượng đá gà ăn thua bằng tiền. * Ban Chỉ huy quân sự huyện Tân Phú Đông tổ chức khám sức khỏe cho thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự năm 2025. * Huyện Tân Phước biểu dương người cao tuổi tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. * Thư viện Khoa học thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành sàn diễn thời trang. * Công an thành phố Hồ Chí Minh mời làm việc thanh niên đập ngã xe máy của người đang chở hàng. * Công an xử phạt tiền, tước bằng lái tài xế xe khách dừng đón khách giữa quốc lộ 26 và bắt ký cam kết. * Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố đề tham khảo đề thi đánh giá năng lực 2025. * Bộ Chính trị và Ban Bí thư kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ - Nguyên Chủ tịch Quốc hội và ông Nguyễn Văn Thể - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. * Thái Lan xin lỗi người hâm mộ và chúc mừng đội tuyển nữ Việt Nam. * Quân đội Mỹ tuyên bố sẳn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân. * Nga dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung tấn công Ukraine. * Lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân. * IAEA thông qua nghị quyết về Iran giữa lúc phương T6ay thúc đẩy Tehran tới đàm phán. * Nhân viên an ninh Đại sứ quán Mỹ tại Na Uy bị bắt vì bị nghi làm gián điệp. * Rơi máy bay huấn luyện ở Morocco, 2 phi công tử nạn. * NATO phản ứng mạnh sau vụ Nga nả tên lửa vào Ukraine.

Tết Nguyên đán của người Việt

“Làm cả năm no ba ngày Tết”, câu nói dân gian cho thấy sự quan trọng đến nhường nào về cái Tết Nguyên đán người Việt. Ở mỗi vùng miền nước ta phong tục Tết có khác nhau đôi chút, nhưng đều mang các đặc trưng của ngày Tết, đó là sắm Tết, ăn Tết, lễ Tết và chơi Tết…

Sắm Tết

Để phục vụ thú chơi ngày Tết của người Việt, tại nhiều địa phương lại xuất hiện các chợ phiên mỗi năm chỉ họp một lần như: chợ hoa đào, chợ hoa mai, chợ quất, chợ chữ, chợ đồ cổ… Ngày nay khá nhiều gia đình ngày Tết dùng đồ ngoại như: rượu ngoại, cá cảnh, hoa ngoại… nhưng vẫn không thể thiếu vắng những cành hoa đào, hoa mai, quất cảnh chơi trong nhà –  một nét đẹp truyền thống lâu đời trong văn hóa Tết của người Việt.

Trong thú sắm Tết không thể không nhắc đến thú chơi chữ, xa xưa người Việt đã có tục xin chữ đầu năm với mong muốn cho con cái, bản thân thành công trong “sự học”, hay nhìn chữ để tu tâm sửa tính, rèn nết ăn nết ở. 

Những ngày cuối năm, Hà Nội chìm trong giá lạnh của những cơn gió Đông cũng là thời điểm phố
phường bừng lên sắc màu Tết Nguyên đán. 

Từ xa xưa, đất Kinh kỳ là nơi tập trung tinh hoa và tài năng, nên người Hà Nội có tiếng là khéo léo
và tinh tế khi mua sắm hay chơi Tết. 

Người dân Hà Thành chọn mua hoa thủy tiên chơi Tết, loài hoa này đặc biệt hơn các loại hoa khác
vì có thể chơi được 5 thứ: hoa, mùi thơm, lá, củ và rễ. 

Quầy bán đồ Tết trang hoàng trên phố Hàng Mã, Hà Nội. 

Các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ xuất hiện ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội phục vụ người xin chữ, chơi Tết. 

Phiên chợ đồ cổ ngày Tết của người Hà Nội. 

Ăn Tết

Ẩm thực ngày Tết luôn là một nét văn hoá mang đậm dấu ấn Việt, trên mỗi vùng miền đất nước đều có những đặc sản, những món ăn truyền thống mang phong vị riêng của mình. Mâm cơm Tết người miền Bắc có các món truyền thống như: bánh chưng xanh, thịt gà, dưa hành muối, nem rán, giò lụa, canh măng nấu với bóng bì hoặc chân giò lợn, miến…

Còn người miền Nam thường có bánh tét, củ kiệu muối, thịt kho nước dừa, canh khổ qua nấu tôm. Tết ở miền Trung có món bò nấu thưng, thịt nạc rim và món giò heo, giò heo ướp nghệ tươi giã nát, nấu liu riu mềm, thêm đậu phộng bóc vỏ ăn với xôi trắng. Đặc biệt, mâm cỗ Huế không thể thiếu món tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, gỏi vả. 

Nhiều gia đình Việt có thói quen tự làm các món ăn ngày Tết, đi chợ chọn những bó lá dong tươi xanh,
những hạt gạo nếp, hạt đỗ căng tròn về để gói bánh chưng, bánh tét ăn dịp Tết…

Hình ảnh cả nhà quây quần gói bánh, rồi lại vui quanh bếp lửa nấu nồi bánh Chưng mãi mãi là
hình ảnh thân thương, in đậm trong tâm trí mỗi người dân đất Việt, nhất là với những người sống
xa nhà, xa quê hương và người Việt Nam sinh sống làm ăn ở nước ngoài.

Bánh chưng, xôi, mâm ngũ quả… các món ăn đặc trưng của người Việt ngày Tết.

Mâm cỗ Tết của người dân xứ Huế.

Lễ Tết

Từ xa xưa Tết Việt là dịp đoàn tụ gia đình, sum vầy con cháu, đón chào năm mới, còn là dịp thể hiện những phong tục tập quán ngày xuân. Lễ Tết là hoạt động tín ngưỡng có truyền thống lâu đời, phản ánh tinh thần đạo hiếu, coi trọng lễ nghĩa, đạo lý uống nước nhớ nguồn, thành kính với tổ tiên, thần linh của người Việt. Các lễ nghi tùy theo từng thời kỳ, địa phương có khác nhau đôi chút, nhưng các phong tục, lễ nghi chính thì không mấy thay đổi như: cúng ông Công ông Táo, cúng tất niên, cúng giao thừa, tục hái lộc đầu xuân, tục xông đất, lì xì (mừng tuổi),…

Bài trí bàn thờ gia tiên ngày Tết của người Việt.

Vào 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt có tục cúng ông Công ông Táo – Nghi lễ tiễn vị thần cai quản chuyện bếp núc của mỗi nhà về Trời, với quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm qua ở dưới trần gian và trong mỗi gia đình.

Thả cá chép, tiễn ông ông Công ông Táo về chầu trời, một tục lệ đã lưu truyền bao đời nay của người Việt.

Mâm cơm “tất niên” – Bữa cơm ngày cuối năm là thời điểm hết sức đầm ấm, gắn kết mọi  người ôn chuyện năm cũ, bàn chuyện năm mới,  một nét đẹp trong văn hóa dân tộc góp phầngiáo dục chữ hiếu, nguồn cội cho con cháu. Bởi vậy sâu thẳm trong tiềm thức người Việt dù ở nơi nào,  xứ nào thì mâm cơm ngày Tết luôn mang ý nghĩa thiêng liêng với mỗi gia đình Việt.

Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nào cũng có mâm cỗ để cúng giao thừa, mong một năm mới an khang thịnh vượng.

Cùng với lễ Tết, có tục chúc Tết, mừng tuổi, ngày Tết mọi người đến nhà nhau thăm hỏi, chúc Tết. Con cháu chúc ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, trường thọ; ông bà, cha mẹ chúc con cháu hiếu thảo, ngoan hiền; bạn bè thì chúc nhau năm mới ăn nên làm ra…

Tục mừng tuổi ngày Tết của người Việt.

Chơi Tết

Tết Nguyên đán tuy chỉ diễn ra trong ba ngày đầu của tháng Giêng, nhưng trước và sau hàng chục ngày đã diễn ra các hoạt động liên quan đến Tết. Nổi bật trong chơi Tết là thú trảy hội, du xuân. Trong thời khắc chuyển mình của năm mới, vạn vật tốt tươi đất trời giao hòa trong lộc non và nắng ấm, người Việt thường đi lễ chùa hay du xuân. Nhiều người chọn những ngôi chùa ở xa, nổi tiếng linh thiêng để du xuân kết hợp vãn cảnh chùa, tìm đến sự thanh tao, rũ bỏ phiền muộn năm cũ, hy vọng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.

Tháng Giêng cũng là mùa diễn ra các lễ hội trên khắp cả nước. Ở Việt Nam hàng năm có khoảng 8000 lễ hội chủ yếu vào mùa Xuân, trong 3 tháng đầu năm. Các lễ hội truyền thống luôn hướng tới sự tôn kính, tưởng nhớ những đấng thiêng liêng như Thần, Phật, hay các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, mở làng. Hoạt động lễ hội là một bảo tàng sống về văn hoá dân tộc, một cách thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lưu truyền những giá trị văn hóa, lịch sử ngàn năm của người Việt. 

Lễ rước nước từ đền xuống lăng Kinh Dương Vương, ngày 18 tháng Giêng tại xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối với Thủy tổ nước Việt.

Lễ rước sắc hai thôn Đình Cả và Lộ Bao, ngày 13 tháng Giêng, hàng năm. Một nghi thức lâu đời trong hội Lim, khởi nguồn từ việc kết chạ giữa hai làng quan họ xứ Kinh Bắc.

Hội rước pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh) diễn ra ngày mùng 4 tết.

Sới vật hội Lim.

Hội vật cầu làng Thúy Lĩnh vào ngày mùng 6 Tết, tại Hoàng Mai, Hà Nội.

Múa rồng hội Chùa Thày.

Nhảy sạp điệu múa dân gian đặc sắc của đồng bào Thái vùng cao Tây Bắc, đây là dịp để dân làng, du khách tụ hội, vui chơi, các chàng trai, cô gái tìm hiểu nhau, giao duyên tạo nên không khí vui tươi, náo nức, phấn khởi trong các lễ hội đầu Xuân.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*