*** Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tiền Giang kiểm tra tiến độ thi công các dự án giao thông tại các huyện phía Tây. * UBND huyện Cái Bè tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024. * Tòa án Nhân dân huyện Tân Phước đưa ra xét xử sơ thẩm đối tượng tham gia đánh bạc và tổ chức đánh bạc, tuyên phạt đối tượng 30 triệu đồng. * Huyện Châu Thành tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024. * UBND huyện Gò Công Tây tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang về việc công nhận xã Bình Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Chi bộ khu phố Bình Phong thị trấn Bình Phú huyện Cai lậy tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mới. * Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Phú Đông tổng kết công tác hội năm 2024. * Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang tổ chức tập huấn kỹ năng kinh doanh, kiến thức khởi nghiệp cho hội viên Hội Phụ nữ huyện Tân Phước. * Thành phố Gò Công kiểm tra tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao tại xã Bình Xuân. * Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang tổ chức cập nhật kiến thức y tế học đường và nha học đường cho cán bộ phụ trách y tế tại các Trường học. * Hội Chữ thập đỏ huyện Chợ Gạo tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 200 người cao tuổi. * Quảng Bình: Cháy lớn tại 1 doanh nghiệp, hơn 4 giờ chữa cháy vẫn chưa kiểm soát được ngọn lửa. * Đề nghị thiết kế chỉ tiêu lợi nhuận Vietlott thấp hơn Xổ số kiến thiết Miền Nam 500 tỷ đồng. * Đà Nẳng: Tài xế có nồng độ cồn kịch khung dùng dao tấn công khi bị kiểm tra, Cảnh sát thuộc Cục Cảnh sát giao thông phải nổ súng cảnh cáo. * Cử tri bức xúc lên tiếng: Đừng để Thư viện trở thành phòng họp bỏ không, sách báo bạc màu phủ đầy bụi. * Bẫy ảnh ở rừng bảo tồn Quảng Trị phát hiện nhiều loài động vật có trong sách đỏ thế giới. * Vĩnh Phúc: Chơi pháo tự chế, 3 thiếu niên bị giập nát bàn tay phải nhập viện. * Hà Tĩnh: Công an vây bắt thanh niên 21 tuổi vận chuyển 4 kg ma túy bằng xe máy. * An Giang tổ chức quảng bá cá tra, mật thốt nốt và các đặc sản địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh, kêu gọi nhà đầu tư. * Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục. * Bộ Công Thương thúc đẩy nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam. * Các tỉnh miền Tây đua nhau làm hồ trữ nước phòng chống hạn mặn. * Quốc Hội thông qua chủ trương đầu tư 122.000 tỷ đồng phát triển Văn hóa. * Lào: Bắt quản lý và nhân viên người Việt trong vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu chết. * Ấn Độ: Ô tô rơi xuống sông vì đi theo Google map, 3 người thiệt mạng. * Nga tấn công bằng UAV lớn chưa từng có vào Ukraine. * Trước giờ ông Trump nhậm chức, vũ khí từ Mỹ hối hả chuyến tàu chót chuyển đến Ukraine. * Đội ngũ của ông Trump bàn thảo về khả năng đối thoại với ông Kim Jong Un. * Israel và Hezbollah đồng ý ngừng bắn. * Ông Biden và ông Trump ký biên bản ghi nhớ để bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực.

12 địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao tiếp tục cách ly xã hội đến 22-4

Chiều 15-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19, sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 16 và đưa ra các quyết sách mới, trong đó quyết định các địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao gồm: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội cùng 10 tỉnh, thành là: Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Tây Ninh và Hà Tĩnh… kéo dài thời gian cách ly xã hội đến ngày 22-4.
ket luan
Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho rằng đây là quyết định khó khăn, hiện trong dư luận có một số ý kiến về việc tiếp tục kéo dài thực hiện cách ly xã hội trong một thời gian nữa và cũng có ý kiến mong chờ “tháo ngòi” Chỉ thị 16 để tiếp tục làm ăn.

Cho biết đã lắng nghe thông tin đại chúng và ý kiến của nhóm chuyên gia, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về thời điểm và cách thức để đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân vào “lúc nào, hoạt động thế nào” và việc phân loại 3 nhóm địa phương, những tỉnh nào, bắt buộc đối với địa phương nào phải cách ly nghiêm ngặt, những ngành lĩnh vực nào sẽ được mở cửa, được làm với điều kiện gì.

Nhấn mạnh việc đưa ra chủ trương, biện pháp, lộ trình, Thủ tướng cho rằng, sự bình tĩnh, chặt chẽ là hết sức quan trọng lúc này. Không được sai lầm để dịch bệnh quay lại nước ta. Mọi ý kiến đều phải tính toán, cân nhắc.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, từ ngày 1-14/4/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 59 trường hợp mắc mới (chỉ bằng 40% so với 2 tuần trước đó), trong đó có 30 trường hợp tại khu cách ly và 29 trường hợp tại cộng đồng (chiếm gần 50% tổng số mắc).

Trong 14 ngày vừa qua kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về thực hiện cách ly xã hội, 3 ngày đầu tiên (từ 1-3/4) ghi nhận 30 trường hợp mắc mới, sau đó chỉ ghi nhận số mắc mới trong khoảng từ 1-5 trường hợp mỗi ngày.

Đáng lưu ý, ghi nhận ổ dịch mới tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội với 12 trường hợp mắc (2 trường hợp được phát hiện trong khu vực khoanh vùng, cách ly tại thôn Hạ Lôi), dự báo trong những ngày tới có thể ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới tại cộng đồng, đặc biệt tại một số tỉnh có nguy cơ cao, thuộc khu vực đô thị có mật độ dân cư đông.

Về xu hướng dư luận, chủ yếu theo 3 nhóm ý kiến: (1) Khẳng định việc thực hiện cách ly xã hội trong thời gian qua là cần thiết và đã phát huy hiệu quả cao trong công tác phòng dịch; (2) việc thực hiện cách ly trong thời gian qua được sự đồng thuận nhất trí cao của mọi tầng lớp nhân dân; (3) trong thời gian tới đề nghị tiếp tục thực hiện cách ly xã hội nhưng xem xét điều chỉnh ở mức độ phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương và yêu cầu của công tác phòng chống dịch bảo đảm thực tốt cả hai nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Ban Chỉ đạo thống nhất việc chia các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng.

Có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm đó là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu; việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ; việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng; việc tập trung đông người.

Tại cuộc họp, các kiến nghị của Ban Chỉ đạo đã được Thường trực Chính phủ thảo luận.

Sau gần 3 tiếng lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ trân trọng cảm ơn toàn dân đã khắc phục khó khăn, ủng hộ, thực hiện nghiêm chủ trương cách ly toàn xã hội; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt trong phòng chống dịch; đánh giá cao sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà hảo tâm cũng như các cấp, các ngành, địa phương, loại hình doanh nghiệp trong phòng chống dịch cũng như bảm đảm sản xuất, kinh doanh để có mức tăng trưởng trong quý I.

Mặc dù đạt được thành tích nhất định, nhưng trên thế giới, dịch bệnh vẫn hoành hành, số người nhiễm và tử vong tăng cao; trong nước tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong xã hội. Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không được lơi lỏng, chủ quan, không được phép lơ là, mất cảnh giác.

Nhấn mạnh tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Nếu làm điều gì khinh suất, bị động, sẽ xóa đi thành quả to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời gian qua.

Tuy nhiên, cũng cần có biện pháp thận trọng, phù hợp để từng bước đưa nhịp sống trở lại. Thủ tướng nêu rõ, sẽ có Chỉ thị mới để triển khai các chủ trương, biện pháp cụ thể.

Chiến lược phòng, chống dịch hiệu quả và bền vững dựa trên cơ sở duy trì được sự liên tục của hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định, chuẩn bị khởi động lại nền kinh tế trên cơ sở chống dịch thành công.

Kiên định các chiến lược đề ra là ngăn chặn, phát hiện nhanh, cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để và điều trị hiệu quả với mục tiêu bao trùm là kiềm chế, kiểm soát tốc độ lây nhiễm ở mức thấp nhất, hạn chế tử vong, đồng thời giảm thiểu tác động đến kinh tế-xã hội.

Trong chỉ đạo, cần từng bước giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội một cách thận trọng, đồng bộ, có bước đi phù hợp với hoàn cảnh của mỗi tỉnh, thành phố, mỗi địa phương, để vừa phòng chống dịch hiệu quả tích cực, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

NQH06607

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Với tinh thần đó, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia về phân loại nguy cơ dịch bệnh giữa các địa phương dựa trên một số tiêu chí như các phân tích dịch tễ học, tình hình dịch bệnh hiện nay, khả năng ứng phó, đặc điểm dân số, giao thông, có nhiều người nước ngoài đến, có nhiều ca lây nhiễm…

Đồng ý chia thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nhóm có nguy cơ thấp. Các nhóm này không phải bất biến. Cuộc họp sau sẽ xem lại các nhóm này để điều chỉnh phù hợp.

Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh.

Thủ tướng nêu rõ, 10 tỉnh, thành phố và 2 đô thị trung tâm nói trên sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4, tùy tình hình cụ thể về lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.  Cũng có thể trong phiên họp tới, bổ sung một số địa phương vào nhóm này nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm.

Tuy là nhóm có nguy cơ cao nhưng nhóm này cũng cần quan tâm đến sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giao thông.

Với nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương là Bình Dương, Thái Nguyên, Cần Thơ, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Thừa Thiên – Huế, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Sóc Trăng.., kết hợp thực hiện tốt Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đến ngày 22/4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22/4 tùy vào tình hình dịch bệnh.

Nhóm nguy cơ thấp gồm 36 địa phương còn lại tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng cụ thể trên địa bàn của mình một cách phù hợp, nghiêm túc theo các cấp độ.

Nguồn Chính phủ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*