Tiền Giang: Hiệu lực của vắc xin Tay chân miệng đạt 96,8%

(THTG) Ngày 05-01, tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Y tế Tiền Giang tổ chức Hội nghị tổng kết “Nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả, tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Enterouvirus EV71 bất hoạt sản xuất trên tế bào vero với tả chất ALP04 ở trẻ nhủ nhi và trẻ em”. Tham dự có TS.BS. Nguyễn Vũ Thượng – Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM.

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin tay chân miệng EV71 do Công ty vắc xin Medigen (MVC)- Đài Loan sản xuất được triển khai tai tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp theo quyết định số 1037/QĐ-BYT ngày 20-3-2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT).

vlcsnap-2023-01-06-16h40m27s392.png

vlcsnap-2023-01-06-16h40m50s012.png

Quang cảnh hội nghị tổng kết nghiên cứu vắc xin phòng Tay chân miệng.

Tại Tiền Giang, nghiên cứu vắc xin Tay chân miệng với sự hỗ trợ của Công ty vắc xin Medigen Đài Loan, Viện Pasteur TP.HCM, đã được UBND tỉnh Tiền Giang đồng ý triển khai tại huyện Cái Bè, Cai Lậy, và thị xã Cai Lậy. Nghiên cứu kết thúc vào tháng 04-2021 và được Bộ Y tế nghiệm thu kết quả theo giấy chứng nhận số 26/CN-K2ĐT ngày 14/09/2022.

Ths.Bs Nguyễn Trọng Toàn – Phó Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Nghiên cứu viên chính cho biết: Hai liều vắc xin EV71 được tiêm cách nhau 56 ngày và một liều nhắc lại vào 1 năm sau cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 2 tuổi đã cung cấp khả năng bảo vệ chống lại việc nhiễm EV71 cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 6 tuổi.

vlcsnap-2023-01-06-16h40m33s727.png

vlcsnap-2023-01-06-16h40m56s123.png

Một vài số liệu của quá trình nghiên cứu.

Lãnh đạo ngành Y tế Tiền Giang đánh giá cao sự nỗ lực của địa phương, các nghiên cứu viên, cộng tác viên, các Trạm Y tế, Trung tâm Y tế, CDC các huyện, Bệnh viện đa khoa và các đơn vị có liên quan đã nỗ lực, vượt qua những khó khăn để thực hiện các giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu mặc dù dịch Covid 19 bùng phát.

Kết quả của nghiên cứu sau khi được Bộ Y tế, Hội đồng Đạo đức của Bộ nghiệm thu, đánh giá và công nhận hiệu quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin EV71, nhà tài trợ cần sớm hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép lưu hành vắc xin EV71 tại Việt Nam để trẻ em Việt Nam sớm được thụ hưởng thành quả mà nghiên cứu đem lại cùng với các trẻ em tại các nước khác.

Tin và ảnh: Thanh Hoàng