*** Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang tặng nhà Đại đoàn kết cho người nghèo xã Bàn Long huyện Châu Thành. * Từ nay đến cuối năm 2024, huyện Châu Thành phấn đấu ra mắt 2 xã nông thôn mới nâng cao. * Công an Tiền Giang tham gia tọa đàm “Tình cảm cán bộ chiến sĩ công an với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. * Công an Tiền Giang tổ chức hội ý nghiệp vụ phòng chống tội phạm băng nhóm có vũ khí trong thanh thiếu niên. * Xã Phú Cường huyện Cai Lậy tặng Mái ấm nông dân cho gia đình hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn. * Tiền Giang: Xử lý 311 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong kỳ nghỉ lễ 2-9. * Các Trường học trên địa bàn thành phố Mỹ Tho sẽ tham gia Hội thi Bức tường lồng đèn nhân dịp Lễ hội Tăng Rằm. * Từ ngày 14 – 17/9, sẽ diễn ra Lễ hội Trăng Rằm tại Công viên Tết Mậu Thân thành phố Mỹ Tho với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn cho trẻ em. * Bão Yagi đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh, Hải Phòng với sức gió cực mạnh. * Cả khu vực các tỉnh vịnh Bắc Bộ mất điện trên diện rộng, cây cối gãy đổ la liệt, nhiều ngôi nhà bay nốc. * Hải Dương: 1 người tử vong do cây đổ đè trúng. * Tàu bè ở Quảng Ninh bị gió cuốn trôi theo bão. * Người dân Nghệ An gặt lúa chạy bão. * 2 người chết, 92 người bị thương khi bão càn quét qua Đảo Hải Nam Trung Quốc. * Chính phủ chỉ đạo lập Sở Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng chuẩn bị tinh thần khắc phục sau bão. * Cà Mau: Phạt hơn 2 tỷ đồng 1 Công ty thủy sản làm đường ống xả thải trái phép. * Người nghèo và hộ chính sách ở thành phố Hồ Chí Minh được mổ mắt miễn phí. * 673 ứng viên được đề cử xét công nhận Phó Giáo sư, Giáo sư năm 2024. * An Giang: Cán bộ địa chính xã chiếm đất của 5 hộ dân. * Đồng Nai: Khởi tố người bắn 2 vợ chồng tại chợ, làm người chồng tử vong sau đó. * Bình Dương: Công an xác minh người phụ nữ ngồi trên nắp capo bị chỡ đi trên đường phố. * Cháy lớn tại tỉnh Kon Tum, người dân tụ tập để xem khiến Quốc lộ 14 bị ách tắc. * Nghệ An: Do mâu thuẩn, 1 thanh niên dùng dao đe dọa mẹ, uy hiếp để cướp cháu bé 1 tuổi. * Ninh Thuận: Tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích khi đi câu cá ở vùng biển Hải Sơn. * Thành phố Hồ Chí Minh và Nam bộ dự báo mưa to đề phòng gió giật mạnh. * Đà Nẳng: Phạt chủ cửa hàng vì lập hóa đơn khống thu lợi bất chính. * Kiên Giang: Thông xe tuyến đường 730 tỷ đồng kết nối Rạch Giá với huyện Châu Thành. * Gia Lai: Bé khuyết tật 5 tuổi tử vong tại điểm giữ trẻ là do bé khuyết tật khác đánh. * Mỹ gấp rút cứu 6 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine. * Có Thủ tướng mới, Pháp kỳ vọng phá vở bế tắc chính trị. * Mỹ, Đức, Canada đồng loạt tuyên bố gởi thêm vũ khí cho Ukraine. * Cháy ký túc xá Trường học ở Kenya, 17 học sinh bị thiệt mạng.

Vì sao bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước?

Đại diện Bộ Công an cho biết việc bỏ thông tin về quê quán trong căn cước, mà thay vào đó bằng thông tin về nơi đăng ký khai sinh, bởi vì nơi đăng ký khai sinh là thông tin chính xác với bất kỳ con người nào và tính ổn định cao

  Quốc hội vừa thông qua Luật Căn cước với 431/468 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,25% tổng số ĐBQH). Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2024, thẻ CCCD cũng sẽ có tên gọi mới là thẻ căn cước.
Vì sao bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước? - Ảnh 1.

Quê quán và vân tay sẽ không còn trên thẻ căn cước. Ảnh: Dương Nguyễn

Theo đó, Luật Căn cước vừa được thông qua đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.

So với Luật Căn cước công dân 2014, thông tin về quê quán, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước. Thay vào đó, quê quán của công dân sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo cơ quan soạn thảo Luật, việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin quê quán để đảm bảo tính riêng tư, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ và vướng mắc trong xác thực thông tin.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính (Bộ Công an) cho biết việc sửa thông tin trên bề mặt của căn cước công dân gắn chip tạo sự thuận lợi cho người dân. Bỏ thông tin về quê quán, mà thay vào đó bằng thông tin về nơi đăng ký khai sinh, bởi vì nơi đăng ký khai sinh là thông tin chính xác với bất kỳ con người nào và tính ổn định cao.

“Có những người sinh ra ở Hà Nội thế nhưng quê bố mẹ, ông bà thì ở địa phương khác, thì quê quán ghi ở địa phương khác. Do đó, những thông tin này có thể gây khó khăn cho quá trình thu thập thông tin, tiến hành đối sánh để xác định một công dân nào đó”- thiếu tướng Phạm Công Nguyên nói.

Theo Luật Căn cước mới, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm: Thông tin nhân dạng, thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói, nghề nghiệp… Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Luật quy định Cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác do Bộ Công an quản lý để quản lý dân cư, quản lý căn cước và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp quy định rõ: Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Trường hợp CMND còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31-12-2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.

Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15-1-2024 đến trước ngày 30-6-2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30-6-2024.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*