Chiều ngày 31-10, Tỉnh ủy Tiền Giang triển khai Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Thừa ủy quyền của Ban Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Danh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang đã trao Quyết định của Ban Bí thư cho ông Võ Văn Bình – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1-11-2024. * Cũng trong ngày 31-10, Hội đồng Nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tổ chức kỳ họp thứ 14 – kỳ họp chuyên đề. Tại kỳ họp này, Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh đã bầu bà Châu Thị Mỹ Phương – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh thay ông Võ Văn Bình nghỉ hưu theo chế độ. * Tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Tiền Giang đã thông qua các Nghị quyết gồm: * Nghị quyết quy định chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, cấp huyện, cấp xã thực hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Nghị quyết về việc thông qua số lượng, chủng loại xe ô tô phục vụ công tác chung của một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Nghị quyết quy định nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Nghị quyết quy định mức trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật là thế hệ thứ ba của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập thị trấn An Hữu thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. * Nghị quyết về việc đổi tên các khu phố thuộc Phường 3, Phường 7, Phường 8, thành phố Mỹ Tho. * Bảo Hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang thông báo lịch chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân trong tháng 11/2024 và những tháng tiếp theo cụ thể như sau: * Đối với người hưởng nhận qua tài khoản cá nhân: BHXH tỉnh chuyển tiền vào tài khoản của người hưởng vào ngày 2 hàng tháng; Trường hợp lịch chi trả trùng ngày thứ bảy, chủ nhật thì dời sang ngày làm việc tiếp theo. Riêng tháng 11/2024 thực hiện chi trả vào ngày 04/11/2024 (thứ hai). * Đối với người hưởng chưa đăng ký nhận qua tài khoản ATM: Bưu điện chi tiền mặt tại các điểm chi trả của Bưu điện từ ngày 05/11/2024 (lịch chi trả cố định kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày lễ). * Trường hợp người hưởng chưa nhận được chế độ do kê khai sai tài khoản cá nhân (số tài khoản, tên ngân hàng), đề nghị người hưởng liên hệ với cơ quan BHXH để thay đổi thông tin đúng, kịp thời nhận chế độ ngay trong tháng.

Triển lãm, trưng bày và trình diễn “Tre, nứa trong đời sống âm nhạc dân tộc Việt Nam”

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2017, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra hoạt động Triển lãm, trưng bày và trình diễn “Tre, nứa trong đời sống âm nhạc dân tộc Việt Nam”.

Hoạt động trưng bày, triển lãm và trình diễn “Tre, nứa trong đời sống âm nhạc dân tộc Việt Nam”  diễn ra đến hết ngày 23/4.

Trong các loại nhạc cụ dân gian, nhạc cụ gõ được xem là loại nhạc cụ ra đời sớm nhất trong lịch sử văn hoá âm nhạc dân tộc. Bởi lẽ, nó đã tạo ra các nhịp phách bằng âm thanh, tiết tấu, ngay từ buổi đầu sơ khai và chuyển hóa dần theo sự phát triển của nền âm nhạc hiện đại. Trong đó, nhạc cụ tre nứa là hệ nhạc cụ có vai trò riêng, phong phú về số lượng, đặc sắc về âm thanh, đa dạng về cấu trúc, tạo vẻ độc đáo riêng cho âm nhạc cổ truyền dân tộc. Đối với đời sống tinh thần, nhạc cụ tre, nứa gắn bó với phong tục tập quán, lễ hội, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, tình cảm của dân tộc.

Nhạc cụ tre, nứa được tạo nên từ chất liệu thô sơ, có cấu tạo đơn giản, sẵn có ở mọi nơi, như: trong vườn, làng mạc hay rừng núi… Dù được làm từ tre, nứa, nhưng nó lại có khả năng gây sự chú ý với người nghe. Vì thế mà nhạc cụ tre, nứa chiếm tỉ lệ cao trong hệ thống nhạc cụ dân tộc. Từ những ống tre, ống bương gùi nước ở suối, đồng bào đã biến nó thành loại nhạc khí độc đáo, hấp dẫn người nghe.

Nghệ nhân A Ma Loan (dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk) chế tác nhạc cụ truyền thống. 

Triển lãm, giới thiệu 3 loại nhạc cụ chế tác từ tre, nứa gồm: Nhạc cụ dây, hơi, tự thân vang được các nghệ nhân các dân tộc chế tác và trình diễn.
Trong ảnh là nhạc cụ dây gồm: Goong Kham của dân tộc Ê Đê; Roong rơla của dân tộc Mơ Nông;…
 

Nhạc cụ hơi tác động bằng không khí để tạo ra âm thanh, gồm các loại Pí (Pí tam lang, Pí đôi, Pí ló, Pí thiu, Pí phắp…),
khèn (dân tộc Thái, Tà ôi, Pa cô..), K’long put (dân tộc Ba-Na, Xê-Đăng). Nhạc cụ tự thân vang gồm mõ, t’rưng (dân tộc Ba-Na, Gia Rai, Xê-Đăng)
là những nhạc cụ khi được tác động, toàn thân nhạc khí rung lên, tạo thành âm thanh.
 

Nghệ nhân Lương Văn Nghiệp (dân tộc Thái tỉnh Nghệ An) chế tác nhạc cụ Xò lò. 

t

Cùng với việc trưng bày các nhạc cụ truyền thống tre, nứa, các nghệ nhân các giới thiệu với du khách
cách chế tác nhạc cụ, biểu diễn các nhạc cụ dân gian…
 

Nghệ nhân Phạm Văn Sự (dân tộc H’rê tỉnh Quảng Ngãi) chơi Brooc. 

Nghệ nhân A Ma Loan (dân tộc Ê Đê) biểu diễn nhạc cụ truyền thống. 

Thanh niên dân tộc Ê Đê, tỉnh Đắk Lắk chơi Đing Pâng. 

Trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre, nứa. 

Du khách tham quan Triển lãm thích thú với cây đàn T’rưng của dân tộc Ê Đê.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*