Trung Mỹ có “Vạn Lý Trường Thành” khác, xưa hơn đến 3.300 năm
“Mắt thần” LIDAR đã giúp các nhà khảo cổ khám phá ra một trường thành ngoài sức tưởng tượng được rừng rậm Guatemala che giấu suốt 4.000 năm.
LIDAR là một phương pháp giúp lập bản đồ 3D nhờ tia laser có khả năng xuyên thấu những tán rừng. Đầu năm 2008, chính LIDAR đã giúp phát hiện hơn 60.000 cấu trúc bao quanh thành phố cổ Tikal, cho thấy cái mà chúng ta tin là thủ phủ của đế chế Maya nhiều năm nay chỉ là một phần nhỏ của thành đô thực sự.
Đô thành Tikal với hơn 60.000 nhà cửa, đền đài lọt thỏm giữa những vòng tường thành vĩ đại ngoài sức tưởng tượng – ẢNH: NATIONAL GEOGRAPHIC
“Chúng tôi bắt đầu thấy thêm nhà ở và gò đất. Nhưng chúng tôi đi về mọi hướng và phát hiện các cấu trúc dày đặc hơn bao giờ hết” – giáo sư Lin mô tả lại cuộc tìm kiếm gây sốc. Kết quả cuối cùng cho thấy toàn bộ cấu trúc mới này là một trường thành khổng lồ, nhiều vòng bao bọc đô thành Tikal với hệ thống tháp canh nằm dọc theo trường thành, y hệt như cách người Trung Quốc đã thiết kế Vạn Lý Trường Thành.
Trường thành của người Maya còn được tăng thêm độ vững chắc bằng cách nương tựa và các rặng núi. Các nhà khảo cổ đã tiếp cận và nghiên cứu, xác định các bức tường vĩ đại này đã được xây dựng tận 4.000 năm trước, tức khoảng năm 2.000 trước Công Nguyên, xưa hơn thời điểm khởi công Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc hơn 3.300 năm.
Nguyên nhân các kiến trúc vĩ đại được giấu kỹ và chỉ có thể nhờ LIDAR tìm kiếm là vì rừng già Guatemala cực kỳ dày đặc. Theo giáo sư Lin, bạn không thể quan sát xung quanh quá 10 m khi đi lạc vào nơi đây. Những tán cây của khu rừng cũng cao hàng chục mét, đủ che phủ những kim tự tháp vĩ đại nhất của người Maya.
Nguồn NLĐ
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.