Truyền hình đang bước vào giai đoạn phát triển lần thứ sáu

Kể từ khi được trình chiếu lần đầu tiên vào giữa những năm 1920, truyền hình đã đi qua năm chặng đường phát triển lớn làm thay đổi cách trải nghiệm của người xem. Nay chúng ta đang bắt đầu bước vào giai đoạn thứ sáu khi mà chúng ta có thể xem truyền hình mọi lúc, mọi nơi và xem trên nhiều thiết bị khác nhau.

Sự thay đổi của giai đoạn sáu trong phát triển của truyền hình được thúc đẩy bởi các thế hệ trẻ hơn. Những số liệu đến từ hãng Childwise cho thấy trẻ em dưới năm tuổi xem TV hơn 2,6 giờ mỗi ngày thông qua máy tính bảng và các thiết bị khác, trong khi đó thì trẻ em có độ tuổi từ năm đến 15 tuổi sử dụng thời gian trên mạng nhiều hơn thời gian ngồi trước TV.

Những người trẻ tuổi chuyển sang xem truyền hình trên điện thoại thông minh và máy tính bảng nhiều hơn do nó trở nên tiện nghi hơn. Trong năm nay, chúng ta sẽ nhìn thấy sự tiếp tục tăng của xem nội dung theo yêu cầu và sự ra mắt của nhiều dịch vụ mới cho phép xem truyền hình ở “mọi lúc, mọi nơi” (place-shifted) và đây là giai đoạn thứ sáu trong quá trình phát triển của công nghệ truyền hình.

Truyền hình đen trắng

TV đen trắng nhanh chóng trở thành trung tâm giải trí của gia đình từ năm 1955.

Truyền hình ban đầu là truyền hình đen trắng. Trong giai đoạn đầu, truyền hình có chất lượng ảnh rất xấu nhưng liên tục được cải thiện do máy quay và hệ thống quét được cải thiện. Cơ chế khuếch đại cho truyền hình được kỹ sư John Logie Baird phát minh ra và trình diễn vào năm 1925 để đạt được chất lượng truyền hình với 240 dòng vào năm 1936.

Ngày 2-11-1936, đánh dấu ngày khởi đầu của truyền hình thế giới khi Đài BBC phát đi sóng truyền hình đầu tiên từ cung điện Alexandra Palace Victoria ở phía Bắc London và lúc đó chỉ có khoảng 500 chiếc ti vi bắt được sóng của chương trình này.

Chương trình phát sóng của BBC lúc đó sử dụng hình ảnh 405 dòng đen và trắng. Trong một sự so sánh khác thì các TV ngày này thường sử dụng hình ảnh với 1080 dòng với hình ảnh nhiều màu sắc.

Truyền hình màu

Truyền hình màu thay thế truyền hình đen trắng cho giai đoạn thứ hai.

Truyền hình đen trằng và màu tiếp tục được cải thiện nhưng mãi đến năm 1954 thì truyền hình quảng bá phát hệ màu lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ. Hệ thống này sử dụng chuẩn NTSC để mã hóa độ sáng và màu sắc độc lập với màu đen và trắng nên những chiết TV có thể dùng nó để phát lại màu sắc phục vụ người xem.

Hệ tiêu chuẩn màu của châu Âu mã đến năm 1963 mới được giới thiệu với tên gọi PAL và được cho là cao cấp hơn khi không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết như hệ NTSC của Mỹ.

Truyền hình màu tiếp tục được cải thiện về chất lượng trong khi màn hình ngày càng rộng hơn và nét hơn, máy quay tốt hơn và truyền hình quảng bá đã mạnh hơn với chất lượng hình ảnh cao hơn.

Dịch chuyển về thời gian

Bộ máy phát băng hình đã cho phép xem nội dung theo thời gian.

Một sự thay đổi lớn trong công nghệ truyền hình đến từ khả năng “dịch chuyển về thời gian” (time-shift) cho dù thuật ngữ “time-shift” chưa từng được phát minh.

Các bộ ghi, xem băng hình video được phát triển từ đầu những năm 1950 và được đưa vào sử dụng trong ngành công nghiệp truyền hình. Cách mạng về công nghệ này đã cho phép nó sử dụng ở hộ gia đình như máy ghi và xem băng hình vào những năm 1970, đầu tiên là thiết bị Philips Model 1500 vào năm 1972.

Đây cũng là thời điểm mà người xem truyền hình có thể ghi lại các chương trình và xem lại sau đó vào thời gian phù hợp, và cũng là lúc hình thành khái niệm “dịch chuyển về thời gian”.

Máy ghi hình VHS đã chiến thắng trong định dạng ghi băng từ video khi được sử dụng cho ghi đĩa DVD và ghi lên đĩa cứng theo định dạng số (DVR) được bắt đầu vào những năm 1999. Hiện nay, việc ghi ra đĩa DVD dường như không còn sử dụng nhưng chuẩn ghi số DVR vẫn được dùng phổ biến cho hầu hết các thiết bị nghe nhìn và trong các thiết bị xem truyền hình (Set Top Box) có hỗ trợ ghi lại các chương trình truyền hình để sau đó có thể xem lại sau đó.

Truyền hình kỹ thuật số

Truyền hình kỹ thuật số cho phép tăng chất lượng hình và số lượng kênh.

Sau khi phát minh ra “dịch chuyển về thời gian”, truyền hình quảng bá kỹ thuật số được xem là thay đổi lớn nhất đối với truyền hình kể từ khi có truyền hình màu. Truyền hình kỹ thuật số là sự kết hợp truyền hình màu với định dạng số hóa để tạo một cuộc cách mạng mới trong quá trình phát triển của truyền hình.

Truyền hình số hóa đã mang lại cho nó rất nhiều ưu điểm khi so với truyền hình tương tự. Điều rõ ràng nhất là người xem có thể tăng chất lượng hình ảnh và mở rộng số lượng kênh có thể phát cùng lúc khi sử dụng cùng một băng tần so với truyền hình tương tự.

Rất nhiều cuộc chiến về tiêu chuẩn công nghệ cho truyền hình số hóa được diễn ra vào những năm 1980 và những năm 1990 khi rất nhiều nước và khu vực đã đưa ra các bộ tiêu chuẩn khác nhau, nhưng mãi đến năm 1998 thì lần đầu tiên truyền hình quảng bá mới được phát ở Anh.

Ngày nay, quá trình chuyển dịch sang truyền hình số hóa đã diễn ra ở hầu hết các nước và một số nước cũng đã dừng phát truyền hình tương tự để dành băng tần này cho mạng 4G.

Truyền hình màn hình rộng và chuẩn HD

Truyền hình HD và màn hình rộng thay thế tỷ lệ khung hình 4:3.

Cùng với thời gian mà truyền hình số hóa ngày càng trở nên phổ biến thì định dạng màn hình 16:9 cũng bắt đầu thay thế tỷ lệ ban đầu 4:3. Màn hình rộng cho phép xem được hình ảnh rộng hơn cũng như tốt hơn khi xem phim trên chương trình truyền hình mà không cần sử dụng các băng đen lớn ở phía trên và phía dưới như khi xem ở TV với tỷ lệ 4:3.

Vào đầu những năm 2000 thì nhiều kênh truyền hình số đã chuyển sang phát chuẩn 16:9 và đến nay thì TV với tỷ lệ 4:3 gần như không còn được sử dụng.

Truyền hình phân giải cao HDTV cũng bắt đầu được giới thiệu với vào cuối những năm 1990 cho phép xem truyền hình với số lượng điểm ảnh nhiều hơn năm lần, hình ảnh đẹp hơn và cho phép tăng kích thước màn mình mà không bị rỗ hình như phát theo chuẩn cũ.

Truyền hình có độ phân giải cao (UHD), còn được gọi là 4K với độ phân giải 3840×2160 pixel, tương đương 2.000 đến 4.000 dòng nếu sử dụng thuật ngữ của công nghệ cũ sẽ cho phép kế thừa sự thành công của phát truyền hình quảng bá HD 1080i. Tuy nhiên, còn quá sớm để nói về sự thành công hay không của truyền hình 4K nhưng truyền hình 3D thì xem như đã thất bại. Không phải công nghệ mới nào cũng thành công.

Truyền hình và sự “dịch chuyển về không gian”

Cách mạng công nghệ truyền hình lần thứ sáu cho phép xem truyền hình trên mọi thiết bị.

Chỉ mới sau 10 năm truyền hình HD được phát quảng bá thì nay chúng ta lại đang đứng trước một giai đoạn bùng nổ số lượng người xem lựa chọn cách trải nghiệm truyền hình mới và được xem là giai đoạn thứ sáu trong phát triển của truyền hình: giai đoạn “dịch chuyển về không gian” hay “place-shifting”.

Giai đoạn này được bắt đầu từ những thiết bị như Slingbox được giới thiệu vào năm 2005 cho phép mọi người có thể xem truyền hình ở nhà nếu có kết nối Internet. Mô hình dịch vụ truyền hình “mọi lúc, mọi nơi” cũng dần được nhiều người xem nó như là một dịch vụ nghiêm túc có thể thay thế được dịch vụ truyền hình truyền thống như dịch vụ Netflix hay FPT Play. Xem truyền hình theo cách xem gì mình thích, lúc bạn muốn và ở bất kỳ đâu đang dần dần trở nên phổ biến hơn.

Thậm chí các kênh truyền hình quảng bá truyền thống cũng bắt đầu cho phép người xem có thể xem theo cách “dịch chuyển về không gian” hay “place-shift” như dịch vụ iPlayer của BBC hay VTVgo của VTV.

Tương tự như dịch chuyển về thời gian trước đây, dịch chuyển về không gian là một cuộc cách mạng quan trọng trong trải nghiệm của mọi người đối với truyền hình và cũng rất quan trọng để nó duy trì được sự phát triển trong kỷ nguyên số khi mà cạnh tranh với truyền hình truyền thống đến từ rất nhiều nơi và theo nhiều dạng khác nhau của ngành công nghiệp giải trí.

Báo Nhân Dân