UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức tổng kết kinh tế xã hội năm 2016

(THTG) Chiều ngày 27/12, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị tổng kết tình hình kinh tế xã hội năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017. Ông Lê Văn Hưởng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Năm 2016 là năm quan trọng đi vào triển khai thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội nhiệm kỳ 5 năm ( 2015- 2020). Kết quả đạt được rất đáng phấn khởi, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng cao Về tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), đạt 52.430 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người đạt 39,1 triệu đồng .Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,4%. Năm 2016, thu hút được 27 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 9.898 tỷ đồng .Về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới: triển khai nhiều giải pháp phòng chống hạn mặn có hiệu quả đã giảm thiệt hại rất nhiều so với dự báo, là 01 trong 4 tỉnh vùng ĐBSCL ngành nông nghiệp tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm , đến cuối năm toàn tỉnh có 24 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, tăng 12 xã so với năm 2015.Giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 19% so với thực hiện năm 2015,là ngành tăng trưởng cao nhất trong tất cả các ngành kinh tế của tỉnh.

1

Ảnh: Trần Liêm

Trên cơ sở gợi ý chung của chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hưởng để tập trung tháo gở những vấn đề trọng tâm,các huyện báo cáo trình bày tiến độ thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, những khó khăn để tiếp tục thực hiện trong năm 2017

Vấn đề bức xúc trong năm 2016 là tình trạng tồn đọng việc cấp giấy chưng nhận quyền sử dụng đất tại các huyện Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy. Theo báo các của các huyện, sau khi tỉnh thành lập đoàn đến làm việc, các huyện đã tập trung tháo gở khó khăn vướn mắc ở từng khâu, đến nay số lượng hồ sơ còn tồn đọng giảm đáng kể.

Đối với huyện Châu Thành vấn đề đang được quan tâm là tình hình cây vú sữa thoái hóa. Hiện nay địa phương đã chủ động mời nhà vườn nhiều kinh nghiệm cùng nhà chuyên môn nghiên cứu tình hình canh tác, hệ thống thủy lợi để có hướng đề xuất giải pháp giúp nông dân duy trì cây trồng chủ lực của địa phương. Đối với huyện Cái Bè trong năm 2017 sẽ tập trung cho hệ thống hạ tầng du lịch, đầu tư qui hoạch lại chợ nổi Cái Bè, đầu tư tạo thương hiệu cho sản phẩm du lịch lễ hội làng cổ Cái Bè, xây dựng công viên trái cây. Huyện Tân Phước trong năm 2016 nhờ đầu tư đúng hướng về cây khóm, cây thanh long đã góp phần giảm nghèo xuống còn 6,59 %, trước đó có đến 45 % hộ nghèo. Đối với huyện Tân Phú Đông vấn đề cần tập trung là giải quyết nước sinh hoạt cho 1460 hộ còn đang ngoài tuyến.

UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất 9 nhóm giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2017: cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng tăng cường liên kết vùng, các dự án hợp tác; triển khi có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đề án tái cấu trúc công nghiệp, tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển; triển khai có hiệu quả chính sách tài chính, ngân sách, mở rộng nâng cao hiệu quả tăng thu ngân sách; phát triển văn hóa xã hội chăm lo đời sống nhân dân; tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên môi trường; đẩy mạnh cải cách hàng chánh, ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại hội nhập quốc tế, tăng cường công tác quốc phòng an ninh; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền theo hướng công khai minh bạch hiệu quả tạo sự đồng thuận xã hội.

Thanh Thảo