Về nguồn cùng Tư lệnh ngành Thông tin và Truyền thông
Trong hai ngày 22-23/6, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại An toàn khu ATK Định Hóa, Thái Nguyên. Đây thực sự là chuyến về nguồn ý nghĩa của các cán bộ công chức ngành Thông tin và Truyền thông.
Đúng 7 giờ sáng ngày 22/6, đoàn cán bộ Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son dẫn đầu khởi hành từ trụ sở 18 Nguyễn Du – Hà Nội. Sau hơn 3 giờ đồng hồ, đoàn đã có mặt tại An toàn khu ATK Định Hóa. Với nhiều thành viên trong đoàn, đây là lần đầu tiên được đặt chân tới mảnh đất chiến khu đã ghi dấu rất nhiều bước chân hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cách mạng của Việt
An toàn khu Định Hóa – Thái Nguyên không chỉ là nơi khởi đầu chặng đường “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc, mà còn được coi là cội nguồn của báo chí cách mạng – nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam. Tại di tích nơi thành lập Hội nhà báo Việt
“Tư lệnh ngành” Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son ngày hôm nay đã từng có hơn 4 năm gắn bó với tỉnh Thái Nguyên trên cương vị là Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy rồi Bí Thư tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, về thăm lại ATK Định Hóa, Thái Nguyên lần này, chúng tôi có cảm giác như Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đang trở về với ngôi nhà của mình sau thời gian xa cách vậy.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son say sưa nhắc lại những trang lịch sử hào hùng gắn bó với địa danh ATK Định Hóa |
Những trang lịch sử hào hùng một thời gắn liền với địa danh ATK Định Hóa, Thái Nguyên được Bộ trưởng say sưa nhắc lại không thiếu một chi tiết. Mỗi con đường, ngôi nhà trong di tích đều được Bộ trưởng nhắc tới giúp cho các thành viên trong đoàn công tác hiểu hơn về ATK Định Hóa cùng những di tích gắn bó với trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và của Thái Nguyên nói riêng.
Theo lời Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, ngày 21/4/1950 tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa của tỉnh Thái Nguyên, đồng chí Xuân Thủy đã chủ trì hội nghị đầu tiên của Hội những người viết báo Việt Nam, tức Hội nhà báo Việt Nam ngày nay. Hội không chỉ là nơi sinh hoạt chung của những người làm báo cách mạng trong việc bảo vệ quyền lợi của người làm báo mà còn là nơi các hội viên đưa ra những ý kiến đóng góp tích cực vào việc xây dựng nền dân chủ nhân dân bằng ngòi bút sắc bén của mình.
Bồi hồi xem lại các kỷ vật ghi dấu chặng đường từ những ngày đầu Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập. |
Với nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí, ngành Thông tin và truyền thông sẽ cùng với các cơ quan báo chí tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sự đồng thuận về chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng và toàn xã hội. Đồng thời thực hiện tốt và chính xác hơn nữa việc phát hiện và phê phán mạnh mẽ tệ quan liêu, tham nhũng, các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phát hiện và biểu dương những điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực…
Rời di tích nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, đoàn đại biểu Bộ Thông tin và Truyền thông đã đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Danh nhân văn hóa thế giới, Anh hùng giải phóng dân tộc tại Đền thờ Bác Hồ ở Đèo De, thuộc khu di tích ATK Định Hóa.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son dẫn đầu đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông đến dâng hương và đặt vòng hoa tại Đền thờ Bác Hồ. |
Trước Anh linh vị Cha già kính yêu của dân tộc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cùng tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành Thông tin và Truyền thông nguyện tiếp tục làm tốt hơn nữa, hoàn thành xuất nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã giao phó, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Đặc biệt, những người làm báo sẽ không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, xứng đáng là những chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của đất nước.
Bộ trưởng ghi lại cảm tưởng trong cuốn sổ lưu niệm tại Đền thờ Bác Hồ |
Trong chuyến đi về nguồn lần này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức khánh thành Trung tâm thông tin thư viện ATK. Trung tâm thông tin hiện có khoảng 4.000 đầu sách, tư liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử các di tích tại khu ATK Định Hóa cũng như những phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc…
Ngay khi khai trương, Trung tâm thông tin đã có khoảng 4.000 đầu sách, tư liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử các di tích tại khu ATK Định Hóa cũng như những phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc vùng |
Phát biểu tại lễ khánh thành, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã đánh giá, Trung tâm thông tin thư viện ATK không chỉ là địa chỉ tin cậy để các nhà nghiên cứu, các tầng lớp nhân dân tới nghiên cứu tìm hiểu về an toàn khu ATK mà còn góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Cũng tại “Thủ đô gió ngàn”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và đoàn công tác đến thăm đồi Tỉn Keo, thăm lại lán ở của Bác Hồ và lán của anh em bảo vệ, giúp việc, lán họp Bộ Chính trị, trạm gác, hầm trú, hào thoát xuống chân đồi… Tại điểm di tích này, Bác Hồ đã soạn thảo, ký nhiều văn kiện quan trọng và cùng Bộ Chính trị đưa ra những quyết định quan trọng, đem lại thắng lợi cho chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954). Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cùng đoàn gặp lại cụ Ma Thị Tôm, 87 tuổi, người đã từng có vinh dự được nấu cơm cho Bác Hồ. Cuộc gặp dù ngắn ngủi nhưng thật tình cảm chắc hẳn sẽ là kỷ niệm không quên của các thành viên đoàn công tác.
Rời ATK Định Hóa, chiều 22/6, đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông đã về với Đại Từ, mảnh đất cội nguồn, nơi ra đời ngày kỷ niệm thiêng liêng 27/7. Đứng trước Khu di tích lịch sử quốc gia 27/7 – nơi ghi dấu sự kiện ngày 27/7/1947 diễn ra cuộc mít tinh trọng thể nghe công bố bức thư của Bác Hồ ghi nhận sự ra đời ngày Thương binh liệt sĩ ở nước ta, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã như một hướng dẫn viên du lịch thực sự, say sưa kể về các sự kiện gắn liền với di tích. Mảnh đất này chính là nơi Bác Hồ gửi bức thư đầu tiên cho anh em thương bệnh binh. Sở dĩ Bác Hồ chọn nơi đây để tuyên bố sự ra đời ngày Thương binh liệt sỹ bởi huyện Đại Từ là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đồng thời là nơi chứa đựng những tình cảm sâu nặng của con người với con người khi đất nước có chiến tranh, nhân dân địa phương đã dấy lên phong trào ủng hộ thương binh rất rầm rộ.
Như một hướng dẫn viên du lịch thực thụ, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son say sưa kể về các sự kiện gắn liền với Khu di tích lịch sử quốc gia 27/7. |
Tiếp tục hành trình về nguồn tại tỉnh Thái Nguyên, sáng 23/6, đoàn cán bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tới dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong tại Khu tưởng niệm Thanh niên xung phong Đại đội 915, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Trong không khí trang nghiêm, trước anh linh các Anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong, Đoàn cán bộ đã bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn trước sự hy sinh anh dũng của các thanh niên xung phong cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại đội 915 có nhiệm vụ đảm bảo thông suốt tuyến đường, vận tải hàng hoá, khắc phục hậu quả tàn phá của bom Mỹ khu vực Bắc Thái.
Trong cuộc tập kích bằng không quân của đế quốc Mỹ, đêm 24/12/1972, 60 đội viên Thanh niên xung phong của đại đội đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức của ngành Thông tin và truyền thông sẽ luôn ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong, đồng thời tiếp tục phấn đấu luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.
Cũng trong chuyến về nguồn, đoàn cán bộ Bộ Thông tin và Truyền thông đã tới thăm Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt
Dù có nhiều điểm khác biệt về phong tục, tập quán, tuy nhiên với những phẩm chất chung như chịu thương chịu khó, anh dũng, kiên cường, ham học hỏi những người con Việt Nam trên mọi miền tổ quốc đã cùng nhau đoàn kết vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để cùng nhau xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Hơn 50 năm phát triển, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã tiến hành hàng trăm cuộc nghiên cứu sưu tầm, trên địa bàn cả nước, nâng tổng số hiện vật lên tới khoảng 30.000 hiện vật có giá trị, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước.
Chuyến công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 -11/6/2013) và kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2013). Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Đoàn công tác đã chọn về thăm ATK Định Hóa – Thái Nguyên, nơi Bác Hồ đã ra lời kêu gọi thi đua ái quốc và cũng là nơi Hội Nhà báo Việt Nam ra đời. Chuyến thăm có ý nghĩa rất thiết thực, phục vụ cho việc học tập và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh của các cán bộ công chức Bộ Thông tin và Truyền thông. Mỗi cán bộ công chức trong đoàn công tác đã “mắt thấy, tai nghe” khi được đến thăm các di tích lịch sử, nơi Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã từng sống và làm việc, dù rất thô sơ và khó khăn, nhưng từ đó có rất nhiều quyết sách chiến lược đúng đắn, sáng suốt đã được ra đời. Qua đó, các cán bộ, công chức ngành Thông tin và Truyền thông sẽ phải quản lý và công tác như thế nào để có thể học tập được những gì mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước của chúng ta đã làm. |
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.