*** Trường Đại học Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh. * Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng Tiền Giang tổng kết công tác Biên phòng năm 2024. * Công an tỉnh Tiền Giang và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp về việc kết nối hệ thống báo động 113 bảo vệ an ninh ngân hàng. * UBND thành phố Mỹ Tho tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Thới Sơn đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Sở Công thương tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị bàn về cơ hội và thách thức đối với 1 số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Tiền Giang trong giai đoạn mới. * UBND huyện Cái Bè tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Mỹ Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hội Nông dân huyện Cái Bè tổng kết mô hình bảo vệ môi trường nông thôn. * Ban Chỉ huy Quân sự huyện Châu Thành tổng kết công tác quốc phòng địa phương năm 2024. * Huyện Chợ Gạo tổ chức Phiên giao dịch việc làm lần 2 năm 2024. * UBND huyện Gò Công Tây tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Bình Phú đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Liên đoàn Lao động huyện Cai Lậy tặng Mái ấm Công đoàn cho công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. * Đồng chí Đinh Văn Tấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy. * Huyện Tân Phước tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới năm 2024. * Thiếu hụt nhân lực lĩnh vực phục hồi chức năng cho người bệnh tại Việt Nam. * Hà Tĩnh: Công an phá đường dây mua bán pháo nổ phát hiện thêm 3 khẩu súng. * Quảng Ngãi: Kỷ luật khiển trách Giám đốc Sở Khoa học công nghệ. * Nhiều tướng lĩnh, anh hùng, cựu chiến binh tham dự Hội thảo 60 năm Chiến thắng Bình Giã. * Bình Dương điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt. * Bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam – 44 tuổi được điều động, chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, trở thành Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước. * Chưa đầy 1 năm đã có 11 người tử vong vì tai nạn giao thông trên cao tốc qua tỉnh Bình Thuận. * Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết. * Nhiếp ảnh gia đổ về Sa Pa săn ảnh mùa săn mây. * Các hoạt động dịch vụ chạy đua theo sân bay Long Thành. * Quảng Trị quy hoạch tái hiện khu đô thị quân sự của Chúa Nguyễn. * Sà lan đụng ghe chày lưới, 2 vợ chồng rơi xuống sông Đồng Nai, người vợ được cứu kịp thời, người chồng mất tích và tìm được thi thể sau đó. * Rộ tin cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow. * Ông Kim Jong Un: Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân. * Thái Lan tuyên án tử hình người phụ nữ giết 14 người bằng Xyanua. * Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa của Ukraine đánh Nga. * Tình báo của Ukraine: Tên lửa mới của Nga vượt tốc độ 13.500 km/h. * Ông Trump chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Vĩnh biệt huyền thoại sân khấu cải lương

Hung tin NSƯT Thanh Kim Huệ qua đời do căn bệnh ung thư đã để lại một khoảng trống quá lớn đối với các đồng nghiệp yêu mến chị và công chúng mộ điệu nghệ thuật cải lương

NSƯT Thanh Điền cho biết người vợ yêu quý của ông là NSƯT Thanh Kim Huệ đã qua đời vì căn bệnh ung thư lúc 13 giờ 50 phút ngày 23-12 tại nhà riêng, thọ 68 tuổi.

Những hoài bão về cuộc đời

Tin nhắn lan truyền vào những ngày cuối năm 2021 đã làm trái tim tôi đau buốt. NSƯT Thanh Kim Huệ đã rời xa sân khấu thật sự dù trước đó một số nghệ sĩ khi đến nhà thăm đều cầu nguyện bà vượt qua để kịp đón nhận danh hiệu NSND. Năm nay, bà đã có tên trong danh sách xét tặng danh hiệu này từ những cống hiến to lớn cho sự nghiệp nghệ thuật.

Vĩnh biệt huyền thoại sân khấu cải lương - Ảnh 1.

NSƯT Thanh Kim Huệ .Ảnh: THANH ĐIỀN

Gần 5 thập niên sống trọn vẹn với nghề, NSƯT Thanh Kim Huệ được giới chuyên môn đánh giá cao về tài xử lý bài vọng cổ với cách ca hơi dài rõ chữ, chắc nhịp và làm tươi mới bài vọng cổ bởi cách ngân nga, luyến láy rất đặc trưng.

Ít người biết để có được khả năng lấy hơi và nhả chữ điêu luyện trong cách thể hiện câu vô vọng cổ là do bà tự học hỏi từ đàn chị và nghiền ngẫm để tạo nét riêng cho mình (bà đã học cách ca của nghệ sĩ Út Bạch Lan, Diệu Hiền, Lệ Thủy, Phượng Liên, Mỹ Châu…). Bà từng tâm sự với tôi là để có thể đứng vững trong làng dĩa nhựa trước khi bước chân lên sân khấu bắt buộc phải có sự độc đáo riêng.

Ai cũng biết và gọi đúng tên bà khi nhắc đến “Lan và Điệp”, “Đường gươm Nguyên Bá”, “Ngao, Sò, Ốc, Hến”, “Mái tóc người vợ trẻ”… và những năm sau này khi có nhiều kinh nghiệm trong ca diễn, bà sáng tác kịch bản, gói hành trang đó thấm đẫm những ký ức đẹp về một thời khán giả mê đắm các tác phẩm “vợ viết, chồng dựng” dưới thương hiệu Thanh Điền – Thanh Kim Huệ.

Bà còn có những tác phẩm nổi tiếng như: “Khúc ly lương”, “Hoa học trò”, “Bến tương tư”, “Em ơi, đừng khóc nữa”, “Xin đừng nói yêu em”, “Nội ơi, đừng ly dị”, “Tôi không yêu đàn bà”, “Hoa sen trắng”… góp phần đưa cải lương đến gần hơn với công chúng trẻ.

Một lần trong chuyến cùng bà đi lưu diễn tại Pháp tháng 10-2013, bà đã bộc bạch: “Tôi được ông Tổ thương cho làn hơi đặc biệt được khán giả yêu mến nhưng lại bị cho là đào hát mà chỉ biết đứng xuôi tay để hát, chứ không biết diễn, nên tôi phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Vì vậy, tôi đã gửi tâm tư, tình cảm của mình vào trong sáng tác kịch bản, tôi viết cho chính tôi diễn, đo ni đóng giày cho chính mình. Bởi trong từng nhân vật có số phận ngang trái, thấm đẫm nước mắt, có chút gì đó gửi gắm chính hoài bão của cuộc đời tôi”.

Cống hiến cả đời cho cải lương

Nghệ sĩ Bình Tinh là một trong số ít nghệ sĩ trẻ được bà đồng ý cho đến thăm những ngày điều trị bệnh tại nhà. Bình Tinh kể trong nước mắt: “Sở dĩ bà cho Bình Tinh vào tận giường bệnh để thăm viếng là vì bà biết tin mẹ Bình Tinh qua đời trong dịch Covid-19 mà bà không thể đến thắp hương trong lần cúng 49 ngày. Bà nói giữa thân phận nghệ sĩ, còn có chung nghiệp sáng tác nên bà rất thương mẹ Bình Tinh (soạn giả Bạch Mai – PV). Bình Tinh đã khóc khi thấy những mũ mão, đầu tóc, trâm cài, hoa kết để phục vụ cho vai diễn được NSƯT Thanh Kim Huệ treo trước đầu giường. Những đồ vật này đã theo bà suốt chặng đường nghệ thuật và động lực đó có lẽ đã giúp bà kéo dài sự sống, giúp bà chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác”.

Tôi nhớ như in suất diễn phục vụ khán giả kiều bào tại Pháp vào tháng 10-2013, sau khi diễn vai Thị Hến trong vở “Ngao, Sò, Ốc, Hến” và công chúa Bích Vân trong vở “Bên cầu dệt lụa”, bà đã giao lưu với khán giả, lần đầu tiên bà và ông xã Thanh Điền đứng chung sân khấu với nghệ sĩ Hà Mỹ Liên, Hà Mỹ Xuân (em chồng) và Trọng Phúc – kép trẻ trên sân khấu. Bà nói nếu có rời xa cõi tạm, xin được cống hiến cho nghệ thuật cải lương đến hơi thở cuối cùng. Câu nói đó làm tôi và các nghệ sĩ trong đoàn đều xúc động.

Sau ngày đất nước thống nhất, bà có công rất lớn trong việc tích cực tham gia thu thanh chương trình Giới thiệu bài bản cải lương và làn điệu dân ca do Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM tổ chức. Qua chương trình này, bà đã hướng dẫn khán thính giả ca hàng trăm điệu lý.

Ngày đó, khán giả yêu ca cổ thường xuyên nghe giọng ca Thanh Kim Huệ qua nhiều bài tân cổ nổi tiếng như: “Chợ Mới”, “Hoa tím bằng lăng”, “Tặng đời chiếc nón bài thơ”, “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”, “Đám cưới trên đường quê”, “Cánh thiệp đầu xuân”…

Bà đã cống hiến cả đời cho sân khấu cải lương, luôn đặt mình trên quỹ đạo đi tìm cái mới, phá cách đầy sáng tạo từ ca đến diễn. Khi NSND Lệ Thủy, Minh Vương thành lập Sân khấu Vàng, bà tích cực gắn bó để cùng các đồng nghiệp xây dựng hơn 30 căn nhà tình thương trao tặng đồng bào nghèo. Đó là giai đoạn bà tỏa sáng dù đã bước vào tuổi ngũ tuần với 2 vai chính trong vở “Sông dài” và “Thần tượng nửa đêm”.

Vĩnh biệt danh ca đã đi vào huyền thoại sân khấu cải lương với những lời ngợi khen tràn ngập yêu thương. Nhiều năm trôi qua nhưng khán giả mộ điệu vẫn nói “giọng ca Thanh Kim Huệ vẫn ngọt ngào như xưa”, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất đời bà.

Thắp nén hương linh tiễn biệt danh ca huyền thoại sẽ mãi bất hủ trong đời sống nghệ thuật dân tộc. Bà là người nghệ sĩ của nhân dân, được nhân dân yêu mến!

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*