*** Trường Đại học Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh. * Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng Tiền Giang tổng kết công tác Biên phòng năm 2024. * Công an tỉnh Tiền Giang và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp về việc kết nối hệ thống báo động 113 bảo vệ an ninh ngân hàng. * UBND thành phố Mỹ Tho tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Thới Sơn đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Sở Công thương tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị bàn về cơ hội và thách thức đối với 1 số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Tiền Giang trong giai đoạn mới. * UBND huyện Cái Bè tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Mỹ Tân đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hội Nông dân huyện Cái Bè tổng kết mô hình bảo vệ môi trường nông thôn. * Ban Chỉ huy Quân sự huyện Châu Thành tổng kết công tác quốc phòng địa phương năm 2024. * Huyện Chợ Gạo tổ chức Phiên giao dịch việc làm lần 2 năm 2024. * UBND huyện Gò Công Tây tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công nhận xã Bình Phú đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. * Liên đoàn Lao động huyện Cai Lậy tặng Mái ấm Công đoàn cho công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. * Đồng chí Đinh Văn Tấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy. * Huyện Tân Phước tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới năm 2024. * Thiếu hụt nhân lực lĩnh vực phục hồi chức năng cho người bệnh tại Việt Nam. * Hà Tĩnh: Công an phá đường dây mua bán pháo nổ phát hiện thêm 3 khẩu súng. * Quảng Ngãi: Kỷ luật khiển trách Giám đốc Sở Khoa học công nghệ. * Nhiều tướng lĩnh, anh hùng, cựu chiến binh tham dự Hội thảo 60 năm Chiến thắng Bình Giã. * Bình Dương điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt. * Bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam – 44 tuổi được điều động, chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, trở thành Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước. * Chưa đầy 1 năm đã có 11 người tử vong vì tai nạn giao thông trên cao tốc qua tỉnh Bình Thuận. * Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết. * Nhiếp ảnh gia đổ về Sa Pa săn ảnh mùa săn mây. * Các hoạt động dịch vụ chạy đua theo sân bay Long Thành. * Quảng Trị quy hoạch tái hiện khu đô thị quân sự của Chúa Nguyễn. * Sà lan đụng ghe chày lưới, 2 vợ chồng rơi xuống sông Đồng Nai, người vợ được cứu kịp thời, người chồng mất tích và tìm được thi thể sau đó. * Rộ tin cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow. * Ông Kim Jong Un: Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân. * Thái Lan tuyên án tử hình người phụ nữ giết 14 người bằng Xyanua. * Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa của Ukraine đánh Nga. * Tình báo của Ukraine: Tên lửa mới của Nga vượt tốc độ 13.500 km/h. * Ông Trump chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Xâm nhập mặn nghiêm trọng, nhiều diện tích lúa có thể mất trắng

Hạn hán, xâm nhập mặn đang khiến hàng triệu người dân các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang… bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều diện tích lúa, hoa màu có nguy cơ mất trắng vì thiếu nước tưới và ngập mặn.

Ruộng lúa của ông Danh Coi, ngụ xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất giờ để năn mọc 

vì đã gieo sạ cả vụ Hè Thu và Đông Xuân đều chết do nắng hạn, mặn xâm nhập. (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)

Các địa phương đang nỗ lực nạo vét kênh mương, ngăn mặn trữ ngọt điều tiết nước tưới và nước sinh hoạt cho người dân. Biến đổi khí hậu đang trở nên gay gắt.

Vượt rào xuống giống

Tính đến ngày 17/2, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có hơn 300.000ha lúa Đông Xuân bị thiệt hại; trong đó có hơn 100.000ha bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể giảm năng suất từ 30%-70%. Vườn cây ăn trái, hoa màu ở các tỉnh này cũng lâm vào tình trạng phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn để tưới, báo hiệu năng suất thấp trong vụ lúa tới.

Mặc dù đã được cảnh báo những khu vực có nguy cơ thiếu nước tưới từ đầu tháng 1, nhưng nhiều hộ nông dân vẫn xuống giống nhằm vớt vát được chút nào hay chút ấy. Đến khi các cơ quan chức năng phát hiện các trà lúa này thì đã muộn. Chính vì vậy, đến khi nguồn nước nhiễm mặn, các trà lúa được 1 tháng đang ngậm sữa bị héo dần, khô và chết.

Địa phương chịu thiệt hại nặng nhất do xâm nhập mặn gồm: Kiên Giang với hơn 34.000ha lúa Đông Xuân bị mất trắng; Cà Mau hơn 10.000ha, Hậu Giang thiệt hại hoàn toàn hơn 700ha và 300ha bị nước tràn đê có nguy cơ giảm năng suất… Tỉnh Bến Tre cũng mất trắng hơn 10.000ha và 4.000ha lúa đang trong vùng bị ảnh hưởng.

Theo ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, với tình trạng xâm mặn hiện nay, nếu không có giải pháp cấp bách, tức thời thì mức độ thiệt hại sẽ còn tăng cao. Trà lúa của các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Hậu Giang cũng sẽ rơi vào tình trạng như Kiên Giang, Cà Mau; thậm chí vụ lúa Hè Thu cũng sẽ không xuống giống được hoặc xuống giống cũng sẽ chết như lúa Đông Xuân.

Khảo sát thực tế của phóng viên cho thấy các trà lúa Đông Xuân tại 2 huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre khô héo, cháy lá và ruộng nứt nẻ vì thiếu nước ngọt, người dân chán nản nên bỏ ruộng ngay từ khi lúa chỉ được 1 tháng.

Thế nhưng có nhiều hộ “tiếc của” cố gắng theo kiểu còn nước còn tát, bón phân, bơm nước ngọt nhưng chính nguồn nước này cũng bị nhiễm mặn đến 2,9 phần nghìn, trong khi cây lúa chỉ chịu được ngưỡng thấp hơn 2 phần nghìn. Do đó, với các hộ từ bỏ sớm thì thiệt hại ít mà càng cố gắng lại thiệt hại càng nhiều.

Anh Hồ Thanh Tân, trú tại tại ấp 7, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, Bến Tre cho biết, ruộng của gia đình anh ở trong vùng canh tác và cả vùng được cảnh báo không được canh tác. Nhưng vì gia đình tiếc ruộng nên cố gắng xuống giống cả hai nơi. Kết quả cuối cùng khi xuống giống được 20 ngày thì ruộng trong vùng cảnh báo hoàn toàn không có nước tưới và ruộng có thể canh tác lại chết dần do nước nhiễm mặn mà anh vẫn cố gắng bơm vào.

Tính đến ngày 17/2, độ mặn trong kênh Trục 418, kênh nước chính phục vụ cho tưới ruộng, hoa màu và sinh hoạt của người dân các xã trong huyện Ba Tri đạt 5 phần nghìn, đến cả cây cỏ còn chết thì cây lúa khó mà sống nổi.

Tôm, hoa màu cũng khó cầm cự

Xâm nhập mặn năm nay mang tính lịch sử và được dự báo sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng, thậm chí những đợt xâm mặn này có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Ngoài những trà lúa Đông Xuân bị ảnh hưởng thì các vườn cây ăn trái, hoa màu, thủy sản cũng nằm trong mối nguy cơ đe dọa từ giảm năng suất đến thiệt hại hoàn toàn.

Theo ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, nếu mặn cứ kéo dài và các hệ thống cống ngăn mặn chưa hoàn thiện, hoặc chỉ hoàn thiện một nửa cũng không đủ sức ngăn mặn và giúp nông dân trữ nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, nuôi tôm.

Đến thời điểm này, hơn 18.000ha lúa tôm và 40.000ha lúa Đông Xuân đang bị ảnh hưởng mặn. Nếu mặn kéo dài và chưa có biện pháp cấp tốc thì toàn bộ diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ mất trắng.

Vườn cây ăn trái ở nhiều tỉnh bị nước mặn xâm nhập sẽ có nguy cơ giảm năng suất, nhiều nơi mất trắng. Vườn cam gần 2 ha của ông Nguyễn Văn Hiến tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đang được gia đình cố gắng cứu vớt bằng cách khi thủy triều xuống thấp lấy nước ngọt trong các kênh rạch tưới rửa mặn.

Nhưng nhiều vườn diện tích lớn, nước dự trữ không đủ sức tưới, một số hộ phải mở cửa cống để lấy nước ngọt nhưng lại lấy nhầm con nước mặn. Tình thế cấp bách buộc họ phải sử dụng nước giếng khoan để pha loãng nước mặn trong các liếp vườn mới tưới cam được.

Ông Hiến than thở, triều cường tiếp tục dâng cao, qua ngày 17 tháng Giêng âm lịch mới bắt đầu rút xuống, mà lượng nước ngọt thì cạn dần, chưa biết vườn cam sẽ như thế nào.

Cây lúa chịu ngưỡng mặn đạt dưới 2 phần nghìn thì các loại hoa màu như bầu, bí, cỏ có thể chịu được nước mặn đạt ngưỡng 4 phần nghìn. Với ngưỡng mặn hiện nay, các loại hoa màu có thể chịu được, nhưng trong 1 tuần tới, độ mặn tăng cao thì các vườn hoa màu cũng khó cầm cự.

Tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vẫn còn nhiều diện tích trồng hoa màu mà người dân phải sử dụng nước mặn ngưỡng 2,4 phần nghìn để tưới.

Chị Nguyễn Thị Hương, trú tại tại xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông trồng gần 1ha bầu chia sẻ, đây là lần đầu tiên trong 20 năm qua các con kênh trong xã này bị nhiễm mặn. Nước mặn tràn về, lúa thì chết mà vườn bầu của chị cũng khó cầm cự trong 1 tuần tới, khi triều lên cao. Hơn nữa, các giếng khoan xung quanh cũng bị nhiễm mặn, chị chưa biết làm cách nào để lấy nước tưới các liếp bầu.

Vấn đề xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên trong những năm gần đây, tỉnh Tiền Giang vận động người dân giảm bớt một vụ lúa để chuyển sang các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, việc chuyển vụ còn nhiều khó khăn, do vướng đầu ra nên chưa xác định được nên chuyển loại cây, con gì.

Việc sản xuất các loại cây họ đậu, ngô phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng không hấp dẫn người dân, doanh nghiệp do giá thành cao hơn so với giá nhập khẩu. Hệ thống thủy lợi đê bao, ngăn mặn của tỉnh phục vụ cho 10.000ha cây ăn trái và 2.000ha hoa màu.

Hệ thống này với 365 điểm bơm nước 2 cấp đã bơm nước ngọt trước 1 tháng để ứng phó với tình trạng xâm mặn cực đoan hiện nay. Riêng huyện Gò Công Đông sau nhiều lần chuyển đổi cây trồng, chỉ còn cây lúa đóng vai trò chủ lực, diện tích hoa màu chiếm tỉ lệ thấp nhưng với tình hình mặn cực đoan hiện nay đã không đủ nước ngọt tưới cho lúa và hoa màu, ông Trần Hoàng Bá, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết.

Với hiện trạng mặn sâu và cực đoan như hiện nay, chính quyền địa phương các tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rốt ráo đưa ra nhiều giải pháp phòng chống mặn cấp bách và lâu dài để giải quyết vấn đề nước ngọt cho ăn uống, sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh và phục vụ sản xuất cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.

Theo Vietnam+

 

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*