*** Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang thông báo về việc tổ chức Kỳ họp thứ 15 khóa X. * Thời gian họp: ngày 05, 06 và 09 tháng 12 năm 2024. * Khai mạc vào lúc 07 giờ 45 phút, ngày 05 tháng 12 năm 2024 (Truyền hình trực tiếp phiên khai mạc). * Địa điểm họp: Hội trường Ấp Bắc - Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang. * Nội dung chương trình kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh gồm có: * Thường trực HĐND tỉnh báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 15. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thông báo hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia xây dựng chính quyền và ý kiến, kiến nghị của nhân dân năm 2024. * Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thu, chi ngân sách; đầu tư công; kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng; kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố năm 2024; Tòa án nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết công tác xét xử và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2024; Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2024. * Thực hiện thảo luận, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. * Xem xét, thảo luận và thông qua Dự thảo các Nghị quyết thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. * Kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang gồm: * Trực tiếp Phiên khai mạc lúc 07 giờ 45 phút ngày 05 tháng 12 và trực tiếp Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân tỉnh báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu thảo luận tại Hội trường về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các sở, ngành báo cáo giải trình, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh; chất vấn và trả lời chất vấn dự kiến sáng ngày 09 tháng 12. * Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Đại biểu HĐND nghiên cứu trước tài liệu để chương trình kỳ họp đảm bảo thời gian và đạt kết quả cao. * Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang xin thông báo đến Nhân dân trong tỉnh biết, theo dõi. * Trường Đại học Tiền Giang tổ chức đào tạo – tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số trong thời đại chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. * Bộ Tư pháp Mỹ hủy bỏ mọi vụ án liên bang chống lại ông Trump. * Ông Trump muốn kinh tế hóa Ukraine. * Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ dự lễ nhậm chức của ông Trump. * Thủ tướng Campuchia bác bỏ thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam. * Ông Biden và ông Macron chuẩn bị công bố thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah. * Chìm tàu du lịch ở Ai Cập: 28 người được cứu, 17 người mất tích. * EU khởi kiện Trung Quốc lên WTO về việc Trung Quốc áp thuế đối với rượu mạnh của EU.

Xử lý tiếp bất cập của 5 trạm BOT

Báo cáo Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định cơ bản những bất cập tại các trạm thu phí BOT đã được giải quyết

 Chính phủ vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về tình hình triển khai Nghị quyết của UBTVQH khóa XIV đối với một số nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).

Đóng cửa, di dời nhiều dự án

Theo báo cáo của Chính phủ, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về thu hút nguồn lực đầu tư hạ tầng, đến nay Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã huy động được 209.732 tỉ đồng đầu tư 68 dự án giao thông theo hình thức đối tác công – tư (PPP), trong đó có 62 dự án BOT với tổng mức đầu tư là 189.452 tỉ đồng.

Hiệu quả to lớn của các dự án BOT đã rất rõ ràng nhưng do được triển khai trong bối cảnh chưa có Luật Đối tác công – tư; khung pháp lý cao nhất mới chỉ dừng ở các nghị định, thông tư nên còn một số tồn tại, bất cập. Ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công – tư (Bộ GTVT), cho biết vấn đề căn bản làm phát sinh những bức xúc của người dân đối với các trạm BOT thời gian qua là việc triển khai đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện hữu theo hình thức BOT phải đặt trạm thu phí dẫn tới người sử dụng đang được miễn phí phải trả phí.

Xử lý tiếp bất cập của 5 trạm BOT - Ảnh 1.

Trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) đang tạm dừng thu phí Ảnh: MINH SƠN – THỐT NỐT

Sau khi tổng kết đánh giá tình hình triển khai đầu tư các dự án BOT, nhận thức được bất cập này, Bộ GTVT đã yêu cầu dừng triển khai 14 dự án cải tạo, nâng cấp theo hình thức BOT trên đường hiện hữu.

Cũng theo ông Huy, đối với các dự án BOT hoàn thành, đưa vào khai thác, Bộ GTVT đã chủ động rà soát tổng thể vị trí đặt trạm để xử lý trực diện những bất cập nảy sinh. Theo đó, Bộ GTVT đã dừng thu phí tại 2 trạm Đèo Ngang và tuyến tránh Hà Tĩnh do hết thời hạn hợp đồng; không thành lập trạm Nam Hải Vân, thay vào đó là sử dụng trạm Bắc Hải Vân để cùng hoàn vốn cho 2 dự án BOT Phú Gia – Phước Tượng và hầm Hải Vân; chuyển trạm Tân Đệ về tuyến tránh Đông Hưng (Thái Bình) để hoàn vốn cho dự án này.

“Đến nay, cơ bản các bất cập tại các trạm thu phí đã được giải quyết, hiện trên cả nước chỉ còn 5 trạm thu phí đang phải tiếp tục xử lý gồm: Trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài, trạm Bỉm Sơn, trạm Cai Lậy, trạm Thái Nguyên – Chợ Mới và trạm T2 trên Quốc lộ 91” – ông Huy dẫn chứng.

Đối với trạm thu phí Quốc lộ 3 thuộc dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép thu phí. Hiện nay, Bộ GTVT đã thống nhất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên về phương án miễn, giảm giá vé cho người dân khu vực lân cận và đang hoàn thiện thủ tục để chuẩn bị thu phí. Đối với trạm T2 trên Quốc lộ 91 nảy sinh bất cập khi cầu Vàm Cống đưa vào khai thác, Bộ GTVT đang cập nhật lại lưu lượng xe để tính toán phương án tài chính nhằm đưa ra phương án phù hợp, trong đó tính cả đến phương án di dời trạm.

Sau quyết toán, tiền đầu tư giảm 18.000 tỉ đồng

Theo báo cáo của Chính phủ, về chính sách miễn, giảm giá tại các trạm BOT, hình thức thu lượt (thu hở) tại các trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ hiện nay không thể bảo đảm được sự công bằng tuyệt đối, đặc biệt là đối với người dân xung quanh các trạm thu phí. Về nguyên tắc, phương tiện đi qua trạm phải trả tiền nhưng các phương tiện lưu thông trong khoảng giữa 2 trạm không phải trả tiền.

Xử lý tiếp bất cập của 5 trạm BOT - Ảnh 2.

Trạm BOT T2 (Cần Thơ) đang tạm dừng thu phí Ảnh: MINH SƠN – THỐT NỐT

Đến nay, toàn bộ các dự án BOT do Bộ GTVT quản lý đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nhà đầu tư phối hợp với địa phương rà soát đề xuất phương án miễn, giảm giá, trong đó đã giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ của 39 dự án.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng cho biết trong hợp đồng dự án Bộ GTVT đã ký với nhà đầu tư có thỏa thuận mức giá 3 năm điều chỉnh một lần, mỗi lần tăng khoảng 18%, sau khi được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đến nay có 49 dự án BOT đã đến kỳ tăng giá theo hợp đồng nhưng Chính phủ chỉ đạo chưa cho tăng. “Theo tính toán, sẽ có khoảng 9 dự án bị phá vỡ phương án tài chính nếu phải lùi thời điểm tăng giá đến năm 2022. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án, ảnh hưởng đến môi trường kêu gọi đầu tư…” – báo cáo Chính phủ nêu.

Một vấn đề khác được xã hội và người dân đặc biệt quan tâm trong thời gian qua là tính minh bạch của các dự án BOT. Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết quy trình quản lý chi phí đầu tư của các dự án BOT được thực hiện rất chặt chẽ, trải qua 4 bước: Phê duyệt tổng mức đầu tư; kiểm soát dự toán thông qua thẩm định giá trị dự toán trước khi nhà đầu tư phê duyệt; kiểm toán; quyết toán. Các bước sau được tính toán chi tiết, chính xác hơn bước trước.

“Bộ GTVT đã quy định rõ trong hợp đồng, giá trị quyết toán là giá trị cuối cùng để tính toán thời gian thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn cho dự án” – Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói và cho rằng Bộ GTVT đã chủ động mời Kiểm toán Nhà nước hỗ trợ kiểm toán các dự án trước khi quyết toán. Đồng thời, Bộ GTVT cũng tiến hành thanh tra và phối hợp với các đoàn thanh tra của các bộ, Thanh tra Chính phủ để phát hiện sai sót nhằm kịp thời điều chỉnh, khắc phục.

Thông tin cụ thể về công tác quyết toán, ông Phạm Huy Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Bộ GTVT, cho biết trong 68 dự án BOT, BT đã hoàn thành, đưa vào khai thác, Bộ GTVT đã quyết toán xong 62 dự án, đang thẩm tra quyết toán 2 dự án. Còn lại 4 dự án BOT vừa hoàn thành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý để quyết toán.

Theo ông Hiếu, tổng vốn đầu tư của các dự án BOT sau khi quyết toán đều thấp hơn so với dự toán ban đầu và giá trị đã được thanh tra, kiểm toán. Trên cơ sở giá trị quyết toán, cập nhật lưu lượng thực tế, Bộ GTVT đã tính toán và điều chỉnh lại thời gian thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Đại diện Vụ Đối tác công – tư cho hay sau khi quyết toán, tính toán sơ bộ, tổng vốn đầu tư thực tế của 62 dự án BOT giảm khoảng 10% (18.000 tỉ đồng) so với dự toán ban đầu.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*