Ý nghĩa cây nêu ngày Tết
Từ lâu, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, người Việt Nam thường dựng cây nêu và coi như đây là biểu tượng thiêng liêng tránh những xui xẻo và mang lại may mắn cho năm mới
Xưa nay, cứ đến chiều 30 tháng Chạp, mọi nhà đều dựng nêu, đón Tết. Đối với người dân Việt Nam, hình ảnh cây nêu ngày Tết được coi là biểu tượng văn hóa thiêng liêng nhất. Cây nêu gắn liền với một sự tích huyền thoại thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc.
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông mau đến tết dựng nêu ăn chè…
Sự tích cây nêu
Xưa kia khi người và quỷ còn sống chung với nhau trên mặt đất, quỷ cậy mạnh chiếm hết ruộng đất, người phải thuê ruộng đất của quỷ để cày cấy. Cứ mỗi năm quỷ lại nâng cao tô ruộng. Rồi một hôm quỷ ra điều khoản “ăn ngọn cho gốc”, mùa lúa năm đó, quỷ thu hết thóc góc, để cho người nông dân chơ mỗi gốc dạ. Nhân dân đói khổ vô cùng. Thấy cảnh người dân lầm than, Phật mách cho dân chuyển sang trồng khoai lang.
Vụ mùa tiếp theo, người dân chuyển sang trồng khoai lang, đến cuối vụ, người dân thu hoạch hết củ, để lại cho quỷ toàn lá. Quỷ bực tức, thay đổi điều khoản thành “ăn gốc cho ngọn”. Phật lại mách người dân quay lại trồng lúa. Cuối vụ lúa thóc nườm nượp đổ về nhà dân, Quỷ chỉ còn chơ gốc dạ.
Bực tức vì 2 mùa liền không thu được gì, quỷ lại đổi điều khoản thành “ăn cả gốc lẫn ngọn”, quỷ nghĩ rằng lần này người dân sẽ chẳng có cách gì chống lại, bao nhiêu nông sản sẽ về hết tay chúng. Phật thấy vậy liền ban cho người dân cây ngô, đến khi thu hoạch, trong nhà người dân ngô chất đầy bồ. Còn quỷ chẳng thu được gì.
Uất ức vì không thu được nông sản, quỷ không cho người dân thuê ruộng. Phật bảo người dân đến mua lại của quỷ một khoanh đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy bán được khoanh đất nhỏ với giá hời, quỷ cũng đồng ý. Khi người nông dân trồng cây tre xuống, cây tre vụt mọc cao lên tận trời, chiếc áo cà sao mở rộng như như biển, bóng áo cà sa che khắp mặt đất, che hết đất của quỷ.
Quỷ mất hết đất đai, phải lùi ra tận biển Đông. Uất hận, chúng tụ tập quân đội đánh chiếm lại ruộng đất. Biết được quỷ sợ vôi bột, lá dứa, máu chó, Phật bảo lại cho người dân, người dân sử dụng những thứ đo 3 lần đánh bại lũ quỷ. Quỷ bị đuổi ra tận biển Đông khóc than với Phật mỗi năm cho chúng vài ngày được về đất liền thăm phần mộ tổ tiên. Phật đồng ý mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán cho quỷ về thăm phần mộ tổ tiên.
Từ đó trở đi, mỗi địp Tết đến, người dân lại dựng cây Nêu trước nhà, bên trên cây Nêu buốc 1 bó lá dứa, treo 1 chiếc niêu đất bỏ chút vôi bột bên trong, sau đó lấy vôi vẽ hình cánh cung hướng về phía đông để xua đuổi ma quỷ.
Như vậy, câu nêu đã trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa cái thiện và ác nhằm bảo vệ cuộc sống bình an của con người.
Cây nếu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng muôn hình muôn vẻ như cây tre, trúc, bương, lồ ô có độ cao khoảng 5-6 mét, chặt sạch các cành lá chỉ để lại trên ngọn có nhánh lá.
Trên ngọn cây treo một vòng tròn nhỏ, vòng tròn này buộc nhiều thứ khác nhau (tùy phong tục địa phương) như: lá phướn, những chiếc khánh (chuông gió) để những khánh đó va đập nhau kêu leng keng trong gió. Chiếc khánh, đồng âm với “khánh” có nghĩa là “phúc”: năm mới đem lại hạnh phúc cho gia đình…
Trong những ngày Tết cổ truyền, vào buổi tối trên cây nêu có nơi còn treo một đèn lồng nhằm chỉ đường cho tổ tiên biết đường về ăn Tết với con cháu. Trong đêm trừ tịch cũng như ngày mồng một Tết, ngày xưa khi chưa cấm đốt pháo, người dân còn treo bánh pháo tại cây nêu đốt đón mừng năm mới, mừng tổ tiên về với con cháu, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành.
Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời, với quan niệm rằng từ ngày 23 cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu. Ngày dựng cây nêu gọi là thượng nêu, và ngày 7 tháng giêng âm lịch, làm lễ hạ nêu.
Nguồn Tintuc.vn
0 Bình luận
Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.